Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ra sao?
- Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ra sao?
- Thành phần hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ là gì?
Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ chương trình có trách nhiệm:
- Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
- Giao đơn vị, cơ quan có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
- Hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
Bước 2: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Bước 3: Chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại Bước 2 nêu trên trình Chính phủ.
Bước 4: Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế giải pháp, chính sách thực hiện.
* Trường hợp các nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13 Nghị định 114/2021/NĐ-CP: Cơ quan chủ quản báo cáo cụ thể các nội dung thay đổi so với Đề xuất chương trình, dự án đã được phê duyệt tại Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.
* Trường hợp các nội dung của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án không quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 114/2021/NĐ-CP có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13: Cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 13 trước khi thực hiện trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ ra sao? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thành phần hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ gồm:
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án .
- Văn bản phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản về chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo mẫu tại Phụ lục IIIa, IIIb, IIIc kèm theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP ;
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án trong giai đoạn trước (đối với các chương trình, dự án thực hiện giai đoạn trước, tiếp tục thực hiện trong giai đoạn mới).
- Ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư công;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định tối thiểu là 10 bộ tài liệu.
Thời hạn giải quyết chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục A Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-BKHĐT năm 2023 quy định thời hạn giải quyết chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ như sau:
- Thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư kể từ ngày Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ hợp lệ đối với chương trình đầu tư công: không quá 45 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?