Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là gì? Trong tố tụng hành chính vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi đáp ứng điều kiện gì?
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 245 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.
2. Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
3. Trường hợp luật khác có quy định về khiếu kiện hành chính áp dụng thủ tục rút gọn thì thực hiện theo quy định của Luật này.
Như vậy theo quy định trên thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định Luật Tố tụng Hành chính 2015 nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là gì? Trong tố tụng hành chính vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Trong tố tụng hành chính vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 246 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
...
3. Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Như vậy theo quy định trên trong tố tụng hành chính vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 247 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn
...
2. Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn;
d) Tên, địa chỉ; số fax, thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên; họ, tên Thẩm phán, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
e) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
g) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
h) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
3. Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp cùng hồ sơ vụ án ngay sau khi ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Như vậy theo quy định trên trong Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định.
- Tên Tòa án ra quyết định.
- Vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Tên, địa chỉ; số fax, thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Họ, tên Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên; họ, tên Thẩm phán, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
- Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa.
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín.
- Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?