Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định thế nào?
- Để thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần những điều kiện gì?
- Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thế nào?
Để thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần những điều kiện gì?
Căn cứ điểm 2.10 khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022, để thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tối thiểu bằng 25% diện tích đất sử dụng tối thiểu và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 24/2022/NĐ-CP).
- Địa điểm phân hiệu đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp.
Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định thế nào?
Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gồm những gì?
Theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022, hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định;
- Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê;
- Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.
- Đề án thành lập phân hiệu của trường trung cấp
Theo đó, hồ sơ trên được lập thành 01 bộ và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Trình tự thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo điểm 2.1 khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022 như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu
Trường trung cấp đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường lập hồ sơ gửi Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Bước 2: Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ (Ban) tổ chức cán bộ hoặc cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội:
+ Thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu của trường trung cấp
+ Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?