Thủ tục thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện như thế nào?
- Trình tự thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp ra sao?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp như thế nào?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện các hành vi nào?
Trình tự thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023 quy định trình tự thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp văn bản thông báo thay đổi thông tin danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp trong đó nêu rõ các nội dung thay đổi kèm theo 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp đã thay đổi tới đến Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (tầng 5, 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm, Hà Nội);
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận Văn bản thông báo thay đổi và kiểm tra tính hợp lệ.
- Trường hợp cần cung cấp thông tin hoặc sửa đổi, bổ sung đối với văn bản thông báo của doanh nghiệp nêu tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Thời hạn sửa đổi, bổ sung là 10 ngày làm việc.
- Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp thông tin, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng thời hạn hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng quy định, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do trả lại.
- Doanh nghiệp được phép áp dụng danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp nếu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không có yêu cầu nào đối với văn bản thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo cho các Sở Công Thương trên toàn quốc về việc doanh nghiệp thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp bằng một trong các hình thức sau:
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Thư điện tử;
- Hệ thống công nghệ thông tin quản lý bán hàng đa cấp của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ nếu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp đã thay đổi.
Thủ tục thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được thực hiện như thế nào?
Thành phần, số lượng hồ sơ thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023 quy định thành phần, số lượng hồ sơ thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
Thành phần hồ sơ thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp:
- Văn bản thông báo thay đổi thông tin danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp trong đó nêu rõ các nội dung thay đổi;
- 01 bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp đã thay đổi.
Số lượng hồ sơ thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp: 01 bộ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
- Doanh nghiệp thay đổi thông tin tại danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Bản danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp bao gồm các thông tin: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành (nếu có), giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng.
- Hàng hóa không thuộc các loại bị cấm kinh doanh theo phương thức đa cấp:
+ Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
+ Sản phẩm nội dung thông tin số.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện các hành vi theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?