Thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn đối với người chuyển giới năm 2023 được quy định như thế nào?
Người chuyển giới sau khi thay đổi giới tính thì có được xác lập lại giới tính mới trong đăng ký hộ tịch không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển đổi giới tính như sau:
- Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan.
- Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 đã công nhận việc chuyển đổi giới tính, đồng thời sau khi chuyển đổi giới tính cá nhân có quyền và nghĩa vụ phải đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân bao gồm:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng
- Xác định lại giới tính, quê quán
Do đó, trong trường hợp chuyển giới thì người chuyển giới cần phải xác định lại giới tính và được cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip nếu có yêu cầu.
Năm 2023, thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn đối với người chuyển giới được Luật quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Người chuyển giới sau khi thay đổi giới tính có được đăng ký kết hôn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Và tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện để đăng ký kết hôn thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Do đó, có thể thấy pháp luật chỉ không công nhận kết hôn đồng giới. Riêng đối với người chuyển giới đã thay đổi thông tin như tên, giới tính của mình theo quy định của pháp luật thì có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đó, trong đó có quyền đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, phải hoàn thành việc thay đổi thông tin của mình trước thì mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký kết hôn đối với người chuyển giới được thực hiện như thế nào?
*Hồ sơ đăng ký kết hôn
- Giấy tờ phải xuất trình
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn.
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp).
+ Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn Tải về
+ Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
- Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
*Thủ tục đăng ký kết hôn
Người chuyển giới thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
- Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
- Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.
- Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
- Nếu các bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ và hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi bên được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?