Thủ tục thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Trình tự thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết thủ tục thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- Thủ tục thực hiện quy trình tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
- Kết quả thực hiện thủ tục tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
Trình tự thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục X Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định trình tự thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Bước 1. Phân công
Vụ Pháp chế ban hành công văn gửi các đơn vị thuộc Bộ đề nghị thực hiện Hợp nhất văn bản QPPL đối với các văn bản do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì soạn thảo, sau khi văn bản sửa đổi, bổ sung được ban hành (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng).
- Bước 2. Thực hiện hợp nhất
+ Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản QPPL năm 2012.
+ Gửi kết quả hợp nhất đến Vụ Pháp chế để lấy ý kiến.
- Bước 3. Kiểm tra kết quả
+ Vụ Pháp chế góp ý và trình Lãnh đạo Vụ ký văn bản góp ý gửi đơn vị.
+ Đơn vị hoàn thiện văn bản hợp nhất theo ý kiến góp ý của Vụ Pháp chế.
+ Gửi kết quả văn bản hợp nhất đến Vụ Pháp chế để Vụ kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực.
- Bước 4. Trình Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
+ Đơn vị thực hiện hợp nhất văn bản và Vụ Pháp chế ký đồng trình trình Bộ trưởng/Lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất.
+ Trình Bộ trưởng/Lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất.
+ Phát hành văn bản theo nơi nhận.
Thủ tục thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết thủ tục thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục X Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định cơ quan có trách nhiệm giải quyết thủ tục thực hiện quy trình hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Vụ Pháp chế ban hành công văn gửi các đơn vị thuộc Bộ đề nghị thực hiện Hợp nhất văn bản QPPL đối với các văn bản do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì soạn thảo, sau khi văn bản sửa đổi, bổ sung được ban hành.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện hợp nhất văn bản QPPL theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản QPPL năm 2012.
- Vụ Pháp chế góp ý và trình Lãnh đạo Vụ ký văn bản góp ý gửi đơn vị
- Đơn vị hoàn thiện văn bản hợp nhất theo ý kiến góp ý của Vụ Pháp chế, gửi kết quả văn bản hợp nhất đến Vụ Pháp chế để Vụ kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực.
- Bộ trưởng/Lãnh đạo Bộ ký xác thực văn bản hợp nhất.
Thủ tục thực hiện quy trình tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục X Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thủ tục thực hiên quy trình tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Bước 1. Xây dựng kế hoạch
Vụ Pháp chế Bộ xây dựng, lập Kế hoạch tổng rà soát văn bản QPPL của Bộ. Nội dung kế hoạch rà soát văn bản bao gồm:
+ Mục đích, yêu cầu,
+ Đối tượng, phạm vi;
+ Thời gian, tiến độ thực hiện;
+ Phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện;
+ Kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
- Bước 2. Ban hành kế hoạch
Vụ Pháp chế Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch.
- Bước 3. Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ:
+ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt
+ Xây dựng Báo cáo kết quả rà soát:
+ Nội dung báo cáo kết quả rà soát: Đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản; kiến nghị, đề xuất xử lý văn bản nhằm hoàn thiện pháp luật.
+ Xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
+ Gửi Báo cáo kết quả về Vụ Pháp chế
- Bước 4. Kết quả rà soát
Vụ Pháp chế Bộ:
+ Vụ Pháp chế xây dựng Báo cáo và tổ chức lấy ý kiến Báo cáo kết quả tổng rà soát văn bản lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến các cơ quan, người có thẩm quyền để lấy ý kiến.
+ Trình Bộ xem xét Báo cáo kết quả rà soát.
- Bước 5. Xử lý kết quả rà soát
Vụ Pháp chế Bộ tham mưu trình Bộ gửi kết quả tổng rà soát lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho cơ quan đầu mối tổng rà soát.
Kết quả thực hiện thủ tục tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục X Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định kết quả thực hiện thủ tục tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Kế hoạch tổng rà soát văn bản QPPL của Bộ.
- Báo cáo kết quả rà soát văn quy phạm pháp luật về Vụ Pháp chế.
- Kết quả rà soát lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?