Thủ tục thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Trình tự thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
- Cơ quan nào thực hiên giải quyết thủ tục quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ NN&PTNT?
Trình tự thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục X Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định trình tự thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Bước 1. Phân công
Vụ Pháp chế tham mưu trình Bộ ban hành công văn gửi các đơn vị thuộc Bộ đề nghị thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ hàng năm.
- Bước 2. Thực hiện hệ thống hoá
Đơn vị thuộc Bộ theo lĩnh vực được phân công quản lý thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ hàng năm, cụ thể:
+ Thực hiện tập hợp, rà soát, kiểm tra, lập danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có hiệu lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Gửi kết quả hệ thống hóa đến Vụ Pháp chế.
- Bước 3. Kiểm tra, rà soát, tổng hợp, xây dựng kế hoạch
+ Vụ Pháp chế kiểm tra, rà soát kết quả hệ thống hóa của các đơn vị, tổng hợp, xây dựng dự thảo Quyết định danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Tổ chức họp/lấy ý kiến của các đơn vị đối với dự thảo Quyết định.
+ Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Quyết định.
- Bước 4. Trình Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định
+ Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ký ban hành Quyết định danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Phát hành văn bản theo nơi nhận.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hoá để công bố là ngày 31/12 của năm thực hiện hệ thống hoá.
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT công bố kết quả hệ thống hóa chậm nhất ngày 01/02 của năm liền sau năm thực hiện hệ thống hoá.
Thủ tục thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Thành phần hồ sơ thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục X Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thành phần hồ sơ thực hiện quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Báo cáo kết quả hệ thống hoá.
- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan nào thực hiên giải quyết thủ tục quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ NN&PTNT?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục X Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định cơ quan thực hiên giải quyết thủ tục quy trình rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật định kỳ của Bộ NN&PTNT như sau:
- Vụ Pháp chế tham mưu trình Bộ ban hành công văn gửi các đơn vị thuộc Bộ đề nghị thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ hàng năm.
- Đơn vị thuộc Bộ theo lĩnh vực được phân công quản lý thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ hàng năm. Gửi kết quả hệ thống hóa về Vụ Pháp chế để kiểm tra.
- Vụ Pháp chế dự thảo Quyết định danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có lực tính đến thời điểm hệ thống hóa; danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố Thuận An Tuần 3 Đề 1?
- Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào? Số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước là gì?
- Mẫu kế hoạch phát triển đảng viên của chi bộ mới nhất? Phát triển đảng viên là nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ?
- Ai có quyền bãi bỏ thiết quân luật? Bãi bỏ thiết quân luật khi nào? Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi thi hành thiết quân luật?