Thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bao lâu?
- Đối tượng nào phải thực hiện thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8 Mục VIII ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 có nêu rõ thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Bước 1. Soạn thảo
- Đơn vị chủ trì soạn thảo thành lập Tổ biên tập/Tổ soạn thảo.
- Tổ biên tập gồm:
+ Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo;
+ Thành viên khác là đại diện tổ chức chủ trì soạn thảo, tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
+ Thành phần tổ biên tập phải có thành viên là đại diện Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của đơn vị chủ trì soạn thảo (trong trường hợp dự thảo thông tư có thủ tục hành chính).
- Rà soát các văn bản QPPL có liên quan.
- Tổng kết thi hành đối với thông tư được sửa đổi, bổ sung.
- Xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách về những nội dung chính của văn bản.
- Tổ chức đánh giá tác động thủ tục hành chính (nếu có).
- Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có).
- Xây dựng báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).
- Tổ chức soạn thảo Thông tư và xây dựng hồ sơ dự thảo thông tư
Bước 2. Lấy ý kiến
- Đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thứ trưởng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo trước khi gửi lấy ý kiến rộng rãi, đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử; tổ chức truyền thông chính sách.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cụ thể:
+ Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đối tượng chịu sự tác động của văn bản
+ Đối với dự án, dự thảo có nội dung liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), đơn vị chủ trì soạn thảo gửi dự án, dự thảo đến Văn phòng SPS, Văn phòng TBT Việt Nam để thông báo cho Ban Thư ký của WTO và các nước thành viên góp ý. Thời gian gửi lấy ý kiến ít nhất là 60 ngày;
+ Đối với dự thảo có quy định thủ tục hành chính, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi 01 bộ hồ sơ đánh giá tác động thủ tục hành chính và các quy định về thủ tục hành chính để lấy ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính).
+ Trong thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Bộ có trách nhiệm góp ý bằng văn bản bản đối với hồ sơ đánh giá tác động thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo.
- Sau khi nhận được các ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
Bước 3. Gửi thẩm định
- Gửi hồ sơ thẩm định: Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ đề nghị Vụ Pháp chế thẩm định.
- Tổ chức thẩm định:
+ Vụ Pháp chế tổ chức thẩm định khi nhận được đầy đủ hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, nếu thấy cần thiết, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc giải trình các vấn đề có liên quan để làm rõ nội dung của dự thảo.
+ Báo cáo thẩm định phải được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác giữa đơn vị chủ trì soạn thảo với ý kiến thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo nêu rõ ý kiến khác nhau trong tờ trình Bộ trưởng. Vụ Pháp chế thực hiện quyền bảo lưu ý kiến tại Phiếu trình văn bản hoặc bằng văn bản kèm theo hồ sơ trình.
- Văn phòng Bộ tham gia thẩm định về việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và quy định thủ tục hành chính (bằng văn bản) đối với dự thảo thông tư có chứa thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Đối với dự thảo thông tư do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo hoặc dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định
- Đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu; xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định; chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư.
Bước 4. Xin ý kiến các Thứ trưởng trước khi trình Bộ trưởng ban hành
- Đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thứ trưởng phụ trách, và thứ trưởng có liên quan cho ý kiến đối với dự thảo.
- Tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo.
- Vụ Pháp chế ký đồng trình dự thảo Thông tư để trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.
Bước 5. Ban hành
- Bộ trưởng xem xét, ký ban hành thông tư hoặc phân công Thứ trưởng phụ trách ký ban hành thông tư.
- Phát hành, đăng tải Thông tư: Đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp Văn phòng Bộ, Trung tâm tin học và Thống kê phát hành, đăng tải Thông tư theo quy định.
Thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8 Mục VIII ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 có nêu rõ thời hạn giải quyết thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Đối với dự án, dự thảo có nội dung liên quan đến lĩnh vực kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), đơn vị chủ trì soạn thảo gửi dự án, dự thảo đến Văn phòng SPS, Văn phòng TBT Việt Nam để thông báo cho Ban Thư ký của WTO và các nước thành viên góp ý. Thời gian gửi lấy ý kiến ít nhất là 60 ngày.
- Trong thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Bộ có trách nhiệm góp ý bằng văn bản bản đối với hồ sơ đánh giá tác động thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo.
- Báo cáo thẩm định được gửi đến đơn vị chủ trì soạn thảo chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
Đối tượng nào phải thực hiện thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8 Mục VIII ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 có nêu rõ nêu rõ đối tượng phải thực hiện thủ tục thực hiện quy trình xây dựng Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì soạn thảo Thông tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?