Thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH gồm những bước nào? Thời gian giải quyết thủ tục là bao lâu?
- Để được hưởng trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH, người đại diện hợp pháp của dân quân cần chuẩn bị hồ sơ ra sao?
- Thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH gồm những bước nào?
- Thời gian giải quyết thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH là bao lâu?
Để được hưởng trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH, người đại diện hợp pháp của dân quân cần chuẩn bị hồ sơ ra sao?
Căn cứ Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thủ tục hành chính về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng.
Theo điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, tiểu mục c Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020. Để được hưởng trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH, người đại diện hợp pháp của dân quân cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị trợ cấp chết;
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú,
- Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
- Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH gồm những bước nào? Thời gian giải quyết thủ tục là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH gồm những bước nào?
Thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, tiểu mục a Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020.
Cụ thể bao gồm những bước sau:
Bước 1. Người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương.
Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó;
Trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;
Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định;
Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân;
Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả;
Việc chi trả trợ cấp chết được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Thời gian giải quyết thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH là bao lâu?
Thời gian giải quyết thủ tục trợ cấp chết đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHXH được thực hiện theo tiểu mục d Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:
- 10 ngày làm việc đối với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả.
Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?