Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Hồ sơ từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ ra sao?
- Yêu cầu, điều kiện thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ?
Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.1 và 2.2 Mục 1 Phần II Quyết định 922/QĐ-BNV năm 2024 trình tự, cách thức thực hiện thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Nội vụ như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
(i) Quy trình xem xét cho từ chức lãnh đạo, quản lý
- Đối với công chức
+ Công chức lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức.
+ Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác có trách nhiệm trao đổi với công chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
+ Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho công chức từ chức; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
- Đối với viên chức
+ Viên chức quản lý có đơn từ chức.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác có trách nhiệm trao đổi với viên chức và báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định việc cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc.
(ii) Quy trình xin thôi việc đối với công chức, viên chức
Thủ tục này áp dụng đối với trường hợp thôi việc theo nguyện vọng, thực hiện quy trình như sau:
- Đối với công chức
+ Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ.
- Đối với viên chức
+ Viên chức có văn bản đề nghị.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2.3 Mục 1 Phần II Quyết định 922/QĐ-BNV năm 2024 thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Nội vụ như sau:
Thành phần hồ sơ:
(1) Hồ sơ xem xét cho từ chức lãnh đạo, quản lý
- Đối với công chức:
+ Đơn từ chức;
+ Tờ trình của cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Đối với viên chức:
+ Đơn từ chức;
+ Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
(2) Hồ sơ xin thôi việc công chức, viên chức: Không quy định.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ?
Căn cứ tiểu mục 2.10 Mục 1 Phần II Quyết định 922/QĐ-BNV năm 2024 yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Nội vụ như sau:
(1) Quy trình xem xét cho từ chức
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, việc xem xét từ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
+ Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Vì các lý do chính đáng khác.
+ Không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
++ Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
++ Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
- Đối với viên chức quản lý, việc xem xét từ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng;
+ Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
+ Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Do không đủ sức khỏe hoặc vì các lý do chính đáng khác;
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ.
+ Không xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
++ Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
++ Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
(2) Quy trình giải quyết thôi việc
- Công chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
+ Thôi việc theo nguyện vọng mà không thuộc các trường hợp sau:
++ Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
++ Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
++ Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
++ Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
+ Thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ
- Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức 2019 và Luật Viên chức 2010;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Tải về Mẫu Quyết định công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn mới nhất? Cách điền mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động?
- Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
- Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm và kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm sau của công ty dành cho HR?
- Mẫu Biên bản đàm phán hợp đồng xây dựng mới nhất? Khi ký kết hợp đồng xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc nào?