Thủ tục xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú từ 15/4/2024 được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Thủ tục xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú từ 15/4/2024 được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Ngày 23 tháng 3 năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 702/QĐ-BYT công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Nghị định 25/2024/NĐ-CP.
Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Quyết định 702/QĐ-BYT 2024 nêu rõ trình tự thực hiện thủ tục đề nghị xét tặng Danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” như sau:
Bước 1: Cá nhân đề nghị xét tặng lập hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 25/2024/NĐ-CP và gửi trực tiếp hồ sơ xét tặng bản giấy (bản chính), đồng thời gửi đính kèm các tệp tin điện tử hoặc gửi hồ sơ xét tặng bằng hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
Bước 2:
- Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
+ Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
+ Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
+ Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để lấy phiếu xác định mức độ tin cậy, kính trọng của người bệnh, đồng nghiệp đối với cá nhân đề nghị xét tặng (sau đây gọi tắt là phiếu).
Hội nghị chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ trung cấp trở lên được triệu tập dự họp, trong đó có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên được triệu tập trong đơn vị tham gia Hội nghị.
Đối với đơn vị có số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ 500 người trở lên: việc tổ chức giới thiệu và lấy phiếu do người đứng đầu đơn vị quyết định và hướng dẫn.
Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt ít nhất 80% số người đồng ý trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
+ Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại điểm c khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
- Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.
Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên của Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
+ Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn của Hội đồng tại trụ sở làm việc của đơn vị và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan trong thời hạn 10 ngày;
+ Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở ký Tờ trình trình Hội đồng cấp bộ, tỉnh xem xét.
Bước 3:
- Hội đồng cấp Bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
- Thường trực Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, e, và g khoản 6 Điều 14 Nghị định 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
- Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
+ Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin của bộ, tỉnh trong thời hạn 10 ngày;
+ Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Sau khi hết thời hạn thông, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp bộ, tỉnh ký Tờ trình trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Ban Cán sự đảng các bộ, ngành, xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý
Bước 4:
- Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp Bộ, tỉnh.
- Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp bộ, tỉnh trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6 Điều 14 Nghị định 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
- Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định;
+ Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 10 ngày;
+ Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Sau khi hết thời hạn thông báo, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước. Bộ Y tế gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.
Như vậy, thủ tục đề nghị xét tặng Danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” được thực hiện theo trình tự bốn bước trên.
Thủ tục xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú từ 15/4/2024 được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú ra sao?
Theo Điều 8 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú như sau:
(1) Cá nhân không thuộc đối tượng tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 25/2024/NĐ-CP phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
- Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là thư ký ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
- Là tác giả ít nhất 01 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
Không yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến đối với cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và công tác trong các lĩnh vực: phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu 115, hồi sức cấp cứu hoặc công tác trong các cơ sở giam giữ.
(2) Các cá nhân trên phải có thành tích xuất sắc trong công tác y tế, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc từ hạng Ba trở lên;
- Đã được tặng ít nhất 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Đã được tặng ít nhất 03 Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Đã ít nhất 02 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, tỉnh và ít nhất 01 lần được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Đã ít nhất 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và 02 lần được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.
(3) Cá nhân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trên 36 tháng tính từ khi được bổ nhiệm đến thời điểm nộp hồ sơ, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên nếu tham gia xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” thì tập thể do cá nhân quản lý phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- 03 năm liền kề năm đề nghị xét tặng được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” hoặc “Đơn vị tiên tiến”, trong đó có 02 lần đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”;
- Đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.
(4) Cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ ngoài đạt các tiêu chí quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Có ít nhất 05 năm tính đến thời điểm xét tặng được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên,
+ Trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh ít nhất 01 lần.
Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” là gì?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” là danh hiệu để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành y, hộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?