Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bảo đảm mục tiêu đủ vắc xin, đồng thời không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời?
Đối tượng được tiêm liều bổ sung COVID-19?
Căn cứ theo hướng đẫn tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 3309/BYT-DP năm 2022 hướng dẫn về tiêm liều bổ sung COVID-19 như sau:
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm
+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.
+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin Sputnik V.
- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell).
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
Đối tượng được tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung) Covid-19?
Căn cứ theo hướng đẫn tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 3309/BYT-DP năm 2022 hướng dẫn về tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung) Covid-19 như sau:
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có)
- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin mRNA.
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).
- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bảo đảm mục tiêu đủ vắc xin, đồng thời không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời? (Hình từ internet)
Bảo đảm không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
Căn cứ theo kết luận tại Thông báo 194/TB-VPCP năm 2022 chỉ đạo hoạt động bảo đảm không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về tình hình tiếp nhận vắc xin phòng COVID-19 và triển khai tiêm chủng vắc xin. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đã có ý kiến kết luận chỉ đạo như sau:
Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nhất là đã xuất hiện biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu:
1, Bộ Y tế: (i) tăng cường chỉ đạo và triển khai các giải pháp phù hợp để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm mục tiêu đủ vắc xin đồng thời không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động xử lý các lô vắc xin đã hết hạn theo quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định; (ii) rà soát, cập nhật số liệu và tình hình phân bổ, sử dụng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, bổ sung kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, nhất là các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường chỉ đạo, điều hành, có văn bản hướng dẫn các đơn vị liên quan thuộc phạm vi quản lý đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với Bộ Y tế, làm tốt công tác truyền thông để nhân dân hiểu, ủng hộ và tích cực tham gia tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19”
Như vậy, trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nhất là đã xuất hiện biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế:
- Tăng cường chỉ đạo và triển khai các giải pháp phù hợp để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm mục tiêu đủ vắc xin đồng thời không để có vắc xin mà không tiêm kịp thời như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động xử lý các lô vắc xin đã hết hạn theo quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định;
- Rà soát, cập nhật số liệu và tình hình phân bổ, sử dụng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19, tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, bổ sung kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?