Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục nhằm xây dựng văn hóa học đường theo Chỉ thị 08/CT-TTg 2022?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu đóng vai trò gì trong việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường?
- Ngoài BGDĐT, những cơ quan liên quan nào được yêu cầu đóng vai trò gì trong việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường?
- Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường được Thủ tướng Chính phủ đề nghị như thế nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu đóng vai trò gì trong việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2022 tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường quy định việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường của Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể như sau:
- Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về xây dựng văn hóa trong trường học, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khơi dậy khát vọng cống hiến, nâng cao sức khỏe học đường cho học sinh, sinh viên và xây dựng xã hội học tập: Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2021, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021, Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 và Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2022.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục văn hóa học đường bảo đảm bám sát định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trong đó, chú trọng hoàn thiện các quy định:
+ Về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
+ Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; điều lệ các cấp học, quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên;
+ Nghiên cứu rà soát, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, các loại chuẩn, tiêu chuẩn có tính hình thức, cứng nhắc, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động ở các cấp cơ sở giáo dục, không phù hợp với thực tiễn, dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học tạo cơ sở để người học cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân.
+ Kết hợp giữa dạy chữ, dạy người, trang bị kỹ năng và định hướng nghề nghiệp cho người học; giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ; tôn trọng ý kiến học sinh, sinh viên; phát triển cho học sinh, sinh viên những phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
+ Tuyên truyền, giáo dục và triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả, thực chất 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên về tình cảm, tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các hình thức khẩu hiệu, báo chí, phương tiện truyền thông, internet phù hợp với thuần phong mỹ tục, đúng mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường, của ngành. Đảm bảo công tác xây dựng văn hóa học đường là hoạt động thường xuyên, liên tục.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, sinh hoạt Đoàn, Đội. Xây dựng văn hóa học đường gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; giáo dục cho học sinh, sinh viên hình thành năng lực cảm thụ, đánh giá các giá trị văn hóa, truyền thông thông qua các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; có ý thức tiếp thu, gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Quan tâm, bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường.
+ Tiếp tục chỉ đạo toàn ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
+ Quan tâm xây dựng mối quan hệ con người với con người; con người với tự nhiên trong môi trường giáo dục; phát huy vai trò nêu gương của người thầy, bảo đảm mỗi thầy cô giáo là tấm gương về tự học, đổi mới sáng tạo; đạo đức, lối sống, ý chí phấn đấu khát vọng cống hiến.
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng về vị trí việc làm cho công tác giáo dục chính trị theo đúng Kết luận số 94-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị.
- Đổi mới quản trị nhà trường, xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt văn hóa, dân chủ, khơi dậy sáng tạo; bảo đảm mỗi ngày tới trường là một ngày vui; chỉ đạo đổi mới tổ chức, hoạt động của thư viện gắn với chuyển đổi số, đẩy mạnh văn hóa đọc trong các nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục nhằm xây dựng văn hóa học đường theo Chỉ thị 08/CT-TTg 2022?
Ngoài BGDĐT, những cơ quan liên quan nào được yêu cầu đóng vai trò gì trong việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường?
Tại Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2022 về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành, những cơ quan liên quan nào được yêu cầu đóng vai trò gì trong việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường cụ thể như:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Bộ Công an
- Bộ Nội vụ
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tài chính
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường được Thủ tướng Chính phủ đề nghị như thế nào?
Theo quy định tại Mục 9 Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2022 tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường quy định về những đề nghị của Thủ tướng Chính phủ đề nghị đối với việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường cụ thể là:
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhà trường tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội tích cực tham gia công tác xây dựng văn hóa học đường. Phối hợp tổ chức triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan, nền nếp” ở các địa phương; tổ chức giám sát việc thực hiện các nội dung trong công tác tác xây dựng văn hóa học đường.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; triển khai thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng văn hóa ứng xử trong đoàn viên, công nhân lao động; vận động cán bộ, đoàn viên là cán bộ, nhà giáo, viên chức trong trường học thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.
- Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ đoàn theo thẩm quyền tổ chức công tác giáo dục văn hóa học đường qua hoạt động các câu lạc bộ kỹ năng sống, câu lạc bộ Cán bộ Đoàn, câu lạc bộ Tổng phụ trách Đội; chủ động phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng, triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức về hành vi ứng xử văn hóa cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, sinh viên về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, gia đình trong giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho trẻ em, học sinh, sinh viên; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; các thành viên trong gia đình ứng xử mẫu mực.
- Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam quan tâm tổ chức triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ “khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Tháng khuyến học; tăng cường chủ động xây dựng tổ chức các hoạt động khuyến học khuyến tài, nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho học sinh, sinh viên trong học tập và rèn luyện.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?