Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 – 2026 có phải không?
Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 – 2026 có phải không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2023 hướng dẫn như sau:
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 - 2026.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà là Phó Chủ tịch quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 - 2026.
Các Ủy viên Thường trực Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 - 2026 bao gồm: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Các Ủy viên Ủy ban gồm:
1- Đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
2- Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
3- Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4- Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5- Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
6- Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
7- Đồng chí Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
8- Đồng chí Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
9- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
10- Đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế.
11- Đồng chí Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
12- Đồng chí Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
13- Đồng chí Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14- Đồng chí Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
15- Đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
16- Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
17- Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2023 – 2026 có phải không? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục hiện nay phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục hiện nay phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật giáo dục 2019.
Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật giáo dục 2019 quy định cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?