Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp?
- Tình hình kiểm soát thủ tục hành chính và chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính nước ta thời gian qua ra sao?
- Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp?
- Nhiệm vụ cụ thể giao Bộ trưởng các Bộ tại Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 là gì?
Mới đây, ngày 13/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Xem chi tiết Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023
Tình hình kiểm soát thủ tục hành chính và chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính nước ta thời gian qua ra sao?
Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 cho hay:
- Trong những năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về kiểm soát thủ tục hành chính và chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số quốc gia, qua đó đã cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính, từng bước đổi mới việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cắt giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc cải cách thủ tục hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương còn hình thức, hiệu quả chưa cao.
+ Phản ứng chính sách trước yêu cầu thực tiễn xã hội còn chậm, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp?
(Hình internet)
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp?
Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 nêu rõ để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các công việc cụ thể sau:
+ Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng dự án luật, pháp lệnh;
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó kiên quyết chỉ ban hành và duy trì thủ tục hành chính thật sự cần thiết, với chi phí tuân thủ thấp.
+ Công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để đội ngũ cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
+ Định kỳ hàng tháng thống kê đầy đủ những thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính.
+ Đổi mới việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và trên môi trường điện tử;
+ Thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
- Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường
+ Đẩy nhanh tiến độ rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 59 nhóm thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên theo Quyết định 1085/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trong tháng 8 năm 2023;
+ Bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.
Nhiệm vụ cụ thể giao Bộ trưởng các Bộ tại Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 là gì?
Công điện 644/CĐ-TTg năm 2023 đã nhấn mạnh, Nhiệm vụ cụ thể giao Bộ trưởng các Bộ được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gồm:
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp;
+ Thẩm định chặt chẽ quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính
+ Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, bảo đảm các nội dung cải cách tại Quyết định 38/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trình Chính phủ Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa quốc gia;
>> Hoàn thành trong tháng 7 năm 2023.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ
+ Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng thanh tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương.
+ Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai công tác này tại các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực chất, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?