Thừa phát lại là gì? Có cần phải có bằng đại học Luật thì mới trở được trở thành Thừa phát lại hay không? Và làm sao để trở thành Thừa phát lại?
Thừa phát lại là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại được định nghĩa như sau:
"1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;"
Những công việc nào Thừa phát lại sẽ làm và không được làm?
Các công việc Thừa phát lại có thể làm, bao gồm (theo Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP):
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, Thừa phát lại cũng không thể làm một số công việc như sau (theo Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP):
- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Các tiêu chuẩn cần thiết để trở thành Thừa phát lại?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì khi thỏa mãn các tiêu chuẩn này sẽ được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, cụ thể:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn chưa có thể trở thành Thừa phát lại được vì theo quy định của pháp luật bạn bắt buộc phải có bằng đại học chuyên ngành luật. Cho nên, bạn có thể cân nhắc học thêm văn bằng 2 là bằng đại học chuyên ngành luật hoặc học cao học chuyên ngành luật để thỏa mãn điều kiện này nhé!
Thừa phát lại là gì?
Làm sao để trở thành Thừa phát lại?
Thứ nhất, người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại. Thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06 tháng.
Thứ hai, thực hiện tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm các nội dung như sau:
- Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;
- Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;
- Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;
- Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;
- Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;
- Kỹ năng tổ chức thi hành án;
- Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;
- Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
Thứ ba, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những nội dung và hình thức như sau:
- Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
- Hình thức kiểm tra là kiểm tra viết, gồm 02 bài kiểm tra:
+ Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo dức nghề nghiệp Thừa phát lại.
+ Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Thứ tư, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP này sẽ được bổ nhiệm Thừa phát lại. Thừa phát lại nộp giấy đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Thứ năm, để được hành nghề, thừa phát lại cần phải có Thẻ Thừa phát lại. Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
- 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Thẻ Thừa phát lại là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại chỉ được hành nghề sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ.
Trên đây là một số thông tin cần thiết để bạn có thể nắm rõ hơn về thừa phát lại và cách để trở thành Thừa phát lại trong tương lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?