Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là gì? Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì?
Căn cứ tại khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa thức ăn chăn nuôi như sau:
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Căn cứ tại khoản 31 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa thức ăn chăn nuôi thương mại như sau:
Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Căn cứ tại Điều 51 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
- Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:
+ Được khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
+ Được thanh toán chi phí khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi;
+ Lưu hồ sơ khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 03 năm;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;
c) Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
2. Thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm, trừ thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi;
c) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và quy định việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi với quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động trao đổi thương mại thức ăn chăn nuôi với Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi.
- Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường.
- Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi là gì?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018 quy định điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi như sau:
- Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
- Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
- Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?