Thực hiện báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám chữa bệnh thế nào? Các hình thức báo cáo sự cố y khoa?
Có những mẫu báo cáo sự cố y khoa nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa
1. Báo cáo sự cố y khoa bao gồm:
a) Báo cáo tự nguyện đối với các sự cố y khoa từ Mục 1 đến Mục 6 của Phụ lục I.
b) Báo cáo bắt buộc đối với các sự cố y khoa từ Mục 7 đến Mục 9 của Phụ lục I và các sự cố y khoa nghiêm trọng gồm: sự cố y khoa gây tử vong cho 01 người bệnh và nghi ngờ có nguy cơ tiếp tục gây tử vong cho người bệnh tiếp theo hoặc sự cố y khoa gây tử vong cho 02 người bệnh trở lên trong cùng một tình huống, hoàn cảnh hoặc do cùng một nguyên nhân.”
Theo đó, báo sự cố y khoa sẽ bao gồm báo cáo tự nguyện và báo cáo bắt buộc được thực hiện theo quy định trên.
Thực hiện báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám chữa bệnh thế nào? Các hình thức báo cáo sự cố y khoa?
Báo cáo sự cố y khoa được thực hiện dựa trên những hình thức nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa
…
2. Hình thức báo cáo:
a) Báo cáo tự nguyện được thực hiện bằng văn bản hoặc báo cáo điện tử. Trường hợp cần báo cáo khẩn cấp thì có thể báo cáo trực tiếp hoặc báo cáo qua điện thoại nhưng sau đó vẫn phải thực hiện ghi nhận lại bằng văn bản.
b) Báo cáo bắt buộc
Báo cáo bằng văn bản hỏa tốc hoặc báo cáo điện tử đối với sự cố y khoa gây tổn thương nặng (NC3) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với sự cố y khoa nghiêm trọng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 phải báo cáo trước bằng điện thoại trong thời hạn 01 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố.”
Theo đó, báo cáo sự cố y khoa sẽ lập thành văn bản hoặc báo điện tử đối với báo cáo tự nguyện, trường hợp báo cáo sự cố y khoa bắt buộc thì sẽ lập thành văn bản hỏa tốc hoặc báo cáo điện tử.
Riêng báo cáo đối với sự cố y khoa nghiêm trọng thì phải báo cáo trước bằng điện thoại trong thời hạn 01 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố.
Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào các khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa
…
3. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Báo cáo sự cố y khoa
- Báo cáo tự nguyện: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người phát hiện sự cố y khoa báo cáo cho bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung báo cáo tối thiểu cần có: Địa điểm, thời điểm xảy ra và mô tả, đánh giá sơ bộ về sự cố, tình trạng của người bị ảnh hưởng, biện pháp xử lý ban đầu theo Mẫu Báo cáo sự cố y khoa quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo bắt buộc: Người trực tiếp gây ra sự cố y khoa hoặc người phát hiện sự cố y khoa phải báo cáo cho trưởng khoa, bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa. Trưởng khoa chịu trách nhiệm báo cáo cho Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp chịu trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan quản lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung báo cáo phải đầy đủ tất cả các thông tin có trên Mẫu Báo cáo sự cố y khoa quy định tại Phụ lục III và ghi rõ họ tên người báo cáo.
b) Ghi nhận sự cố y khoa:
- Phòng quản lý chất lượng, Tổ quản lý chất lượng hoặc nhân viên chuyên trách về quản lý chất lượng là bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện việc ghi nhận các báo cáo trực tiếp, báo cáo qua điện thoại bằng Mẫu Báo cáo sự cố y khoa để lưu giữ.
- Tất cả các sự cố y khoa được báo cáo phải được ghi nhận và lưu giữ vào hồ sơ hoặc vào hệ thống báo cáo sự cố y khoa trực tuyến. Các sự cố y khoa nghiêm trọng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 được phải chia sẻ báo cáo đến cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bộ Y tế.
4. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại Sở Y tế:
Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế là đơn vị đầu mối tiếp nhận báo cáo, phân loại sự cố y khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên địa bàn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Y tế Bộ, Ngành trừ cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại Bộ Y tế:
Cục Quản lý Khám chữa bệnh là đơn vị đầu mối tiếp nhận báo cáo, phân loại sự cố y khoa của các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế.”
Như vậy, căn cứ vào đối tượng lập báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa là cơ sở khám chữa bệnh hay Sở Y tế hoặc Bộ Y tế để xác định cách thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?