Thực hiện cải cách tiền lương theo hướng tăng lương cán bộ, công chức phải tiềm cận với khu vực ngoài nhà nước?
- Thực hiện cải cách tiền lương theo hướng tăng lương cán bộ, công chức phải tiềm cận với khu vực ngoài nhà nước?
- Các khoản chi ngoài tiền lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào khi cải cách tiền lương?
- Lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết 27 nhu thế nào?
Thực hiện cải cách tiền lương theo hướng tăng lương cán bộ, công chức phải tiềm cận với khu vực ngoài nhà nước?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa trả lời chất vấn trước Quốc hội về việc cải cách tiền lương. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội về việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Thời gian qua, Chính phủ đã cố gắng trích lập lương, tăng thu giảm chi, tiết kiệm các khoản để có 560.000 tỷ đồng chi cho cải cách tiền lương từ 1/7/2024 đến hết năm 2026.
Song song với cải cách tiền lương trong khu vực Nhà nước, nước ta cũng thực hiện cải cách tiền lương khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải thực hiện cả lương cho cán bộ công chức trong hệ thống chính trị và lương cho người lao động.
Thủ tướng Chính phủ cho biết đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chính sách tiền lương ngoài khu vực nhà nước, để hai chính sách này sẽ tiệm cận đến nhau theo Nghị quyết 27.
Ngoài ra, về việc cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói và cho biết "Cần đảm bảo việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024".
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 chính sách cải cách tiền lương đối với khu vực công và khu vực ngoài nhà nước được chỉ đạo như sau:
(1) Đối với khu vực công
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
- Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
+ Bảng lương chức vụ cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
+ Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
+ 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang
- Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
(2) Đối với khu vực ngoài nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
Các khoản chi ngoài tiền lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào khi cải cách tiền lương?
Căn cứ theo chỉ đạo tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì các khoản chi ngoài tiền lương từ ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
+ Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
+ Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.
+ Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
Thực hiện cải cách tiền lương theo hướng tăng lương cán bộ, công chức phải tiềm cận với khu vực ngoài nhà nước? (Hình ảnh từ Internet)
Lộ trình cải cách tiền lương đến năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết 27 nhu thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề ra lộ trình cải cách tiền lương như sau:
(1) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
(2) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?