Thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì? Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thể hiện như thế nào?
- Thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì?
- Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thể hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam là gì?
- Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam là gì?
Thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích sau:
- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện đầy đủ các quyền công dân khác không bị pháp luật hạn chế hoặc tước bỏ.
- Xây dựng cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân đúng quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì? Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thể hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thể hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về quyền đề xuất ý kiến của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền đề xuất ý kiến với cán bộ cơ sở giam giữ về những vấn đề liên quan đến bản thân cũng như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quyền kiến nghị về các quyết định trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
Được kiến nghị với Thủ trưởng cơ sở giam giữ những biểu hiện tiêu cực, thiếu sót trong quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở giam giữ; những lời nói, cử chỉ, hành động sai trái, vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện việc tham gia ý kiến, kiến nghị, đề xuất thông qua hòm thư góp ý, đối thoại trực tiếp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư 81/2019/TT-BCA.
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam như sau:
- Thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 81/2019/TT-BCA.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phát hiện, kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị các hành vi vi phạm quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác theo quy định.
- Tham mưu Thủ trưởng cơ sở giam giữ những nội dung bảo đảm thực hiện dân chủ trong công tác tạm giữ, tạm giam.
- Không tự ý tiếp xúc để lợi dụng vay, mượn, xin, mua, bán hoặc nhận tiền, quà biếu hoặc bớt xén quà của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào hoặc đưa các đồ vật thuộc danh mục cấm vào cơ sở giam giữ.
- Không giúp sức, che giấu cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người khác vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, làm ảnh hưởng đến công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Thực hiện nghiêm túc quy định về chống tra tấn, truy bức, dùng nhục hình, các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giam giữ khi thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam như sau:
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Điều 4, 5, 6 Chương II Thông tư 81/2019/TT-BCA. Phát hiện, xem xét, xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung quy định tại Điều 7, 8 Chương II Thông tư 81/2019/TT-BCA.
- Bố trí các hòm thư góp ý đặt trong khu vực giam giữ hoặc nơi sinh hoạt chung trong phạm vi cơ sở giam giữ.
- Định kỳ tiếp công dân mỗi tháng 01 lần, nghe ý kiến phản ánh của công dân; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân. Thông báo đúng thời hạn, bằng văn bản, niêm yết công khai trả lời việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, đơn thư góp ý của công dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?