Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm học 2021-2022 như thế nào?
- Thành phần hồ sơ nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo bao gồm những gì?
- Thời hạn và hình thức nộp hồ sơ như thế nào?
- Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
- Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc về ai?
- Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Ngày 06/5/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM đã có Công văn 1396/SGDĐT-TCCB về việc thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm học 2021-2022. Trong đó quy định cụ thể về thành phần hồ sơ nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo và thời hạn cũng hình thức nộp hồ sơ.
Thành phần hồ sơ nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo bao gồm những gì?
Căn cứ mục 1 Công văn 1396/SGDĐT-TCCB năm 2022 quy định về thành phần hồ sơ nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
Các đơn vị gửi hồ sơ để cấp có thẩm quyền đánh giá viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp công lập năm học 2021-2022, bao gồm:
- Biên bản tổ chức họp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của đơn vị (Mẫu số 01);
- Biên bản họp (cấp ủy)/văn bản về ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác (Mẫu số 02);
- Bảng tổng hợp Danh sách kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của đơn vị (do đơn vị tự thiết kế biểu mẫu);
- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý của đơn vị;
- Bảng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của đơn vị năm học 2021-2022.
Thời hạn và hình thức nộp hồ sơ như thế nào?
Căn cứ mục 2 Công văn 1396/SGDĐT-TCCB năm 2022 quy định về thời hạn và hình thức nộp hồ sơ như sau:
- Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 25/5/2022 - ngày 31/5/2022.
- Hình thức nộp hồ sơ:
+ Gửi hồ sơ giấy theo đúng thành phần quy định đến Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Gửi tập tin Biểu mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm học 2021-2022 (gồm 02 mẫu được thiết kế bằng file excel) về địa chỉ e-mail: ltlnga.sgddt@tphcm.gov.vn; cvcuong.sgddt@tphcm.gov.vn.
Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm học 2021-2022 như thế nào?
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên."
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc về ai?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau :
"Điều 16. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức."
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như sau:
"Điều 21. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức."
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Thủ trướng các đơn vị triển khai thực hiện theo các nội dung hướng dẫn và gửi hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm học 2021-2022 đầy đủ, đúng hạn để kịp thời tổng hợp trình Giám đốc đánh giá theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?