Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?

Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?

Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định Nguồn kinh phí thực hiện như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
2. Nguồn kinh phí huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn tài trợ hợp pháp khác. Nội dung và mức chi từ những nguồn kinh phí này được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với từng loại nguồn kinh phí và khuyến khích các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán.

Theo quy định trên ngoài ngân sách nhà nước thì Nguồn kinh phí huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn tài trợ hợp pháp khác vẫn được thực hiện trong Đề án "Xây dựng xã hội học tập”.

Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?

Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?

Đề án "Xây dựng xã hội học tập” ở Trung ương có thực hiện chi cho cá nhân có thành tích xuất sắc?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án tại các Bộ, cơ quan Trung ương
1. Chi các hoạt động triển khai, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án và các Đề án thành phần, gồm:
a) Chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu, tập huấn triển khai các nội dung của Đề án; các hội nghị sơ kết, tổng kết cấp Trung ương: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi là Thông tư số 40/2017/TT-BTC);
b) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Chi điều tra, khảo sát về tình hình, nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, lao động nông thôn và học sinh, sinh viên để có các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia (sau đây gọi là Thông tư số 109/2016/TT-BTC).

Theo đó, đối với đề án trên thì vừa Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trong đề án "Xây dựng xã hội học tập” ra sao?

Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định như sau:

Nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án tại các địa phương
....
6. Chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:
a) Chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây viết tắt là phổ cập giáo dục): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ;
b) Đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm: Tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;
c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung (đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm) và chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ: Mức chi cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ;
d) Chi tiền lương đối với giáo viên thuộc biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ thuộc nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở giáo dục đào tạo công lập: chi trả theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;
d) Chi tiền công đối với những người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (bao gồm giáo viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đào tạo công lập và những người ngoài biên chế có đủ tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy): Mức chi tiền công theo hợp đồng lao động trên cơ sở lương tối thiểu vùng và đảm bảo tương quan với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo quy định hiện hành của nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Trong trường hợp huy động tình nguyện viên tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.

Theo đó, việc Chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bao gồm cho các hoạt động điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục hay hỗ trợ học phẩm và những khoản chi cụ thể nêu trên.

Đề án xây dựng xã hội học tập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập thì kinh phí có được huy động từ các nguồn tài trợ bên ngoài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đề án xây dựng xã hội học tập
859 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đề án xây dựng xã hội học tập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đề án xây dựng xã hội học tập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào