Thực hiện hiệu quả một số nội dung phát triển kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2023 như thế nào?

Thực hiện hiệu quả một số nội dung phát triển kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2023 như thế nào? Câu hỏi của anh Hải ở Huế.

Chính phủ thúc đẩy các động lực tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương I Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023, quy định về nội dung thúc đẩy các động lực tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội như sau:

- Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, biến thách thức thành cơ hội.

Siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chủ động, tích cực giải quyết các công việc theo thẩm quyền thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Tiếp tục kiên định, kiên trì, tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai nhanh, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp đã ban hành, ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cận đối lớn của nền kinh tế và tiếp tục cải thiện đời sống của Nhân dân.

Nỗ lực phấn đấu toàn diện để hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Trong đó chú trọng thực hiện hiệu quả một số nội dung sau:

+ Tập trung hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng cả về phía cung và phía cầu bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu; tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tự và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ban hành ngay văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; tổ chức tốt công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng năm học 2023 – 2024; tổ chức các hoạt động hè vui tươi, an toàn, lành mạnh.

+ Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, việc làm và đời sống của Nhân dân. Khắc phục mất cân đối cung cầu lao động tại một số địa phương; chủ động triển khai các phương án hỗ trợ người lao động khi cần thiết. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp, trợ giúp xã hội.

Thực hiện hiệu quả một số nội dung phát triển kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2023 như thế nào? (Hình từ internet)

Phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất từ 1,5% - 2% như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Chương I Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023, nội dung phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất từ 1,5% - 2% được quy định như sau:

- Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát để ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng từ 1,5 - 2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ. Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn (cả năm khoảng 13 - 15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn) và công bố ngay bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm 2023, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

- Tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; có các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Bảo đảm cung ứng điện ổn định, liên tục như thế nào?

Căn cứ tại Mục 5 Chương I Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện như sau:

- Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, bảo đảm cung ứng điện ổn định, liên tục, phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng.

- Khẩn trương hoàn thành xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2023. Sớm hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu, thí điểm giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển điện gió ngoài khơi.

- Chủ động nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp để bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh ra sao?
Pháp luật
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
Pháp luật
Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
Pháp luật
Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ?
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP 2024 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,113 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào