Thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa như thế nào?
- Thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa như thế nào?
- Giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi thông qua những biện pháp nào?
- Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi được thực hiện như thế nào?
Thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 42 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa như sau:
- Trường hợp hành khách quá cảnh, tạm dừng nội địa ở lại trên tàu bay, tàu bay đó phải được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho tới khi xuất phát, không cho phép hành khách xuống khỏi tàu bay.
- Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay phải mang theo đồ vật cá nhân, hành lý xách tay, không được để lại trên tàu bay.
- Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm đồ vật cá nhân, hành lý xách tay của hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay, không để lại trên tàu bay.
- Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa và hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu như hành khách xuất phát trước khi lên lại tàu bay, trừ trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Hành khách được dán thẻ hành khách tạm dừng, nối chuyến, quá cảnh.
+ Từ lúc xuống khỏi tàu bay, hành khách không ra khỏi khu vực hạn chế hoặc được giám sát an ninh liên tục.
- Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi thông qua những biện pháp nào?
Căn cứ tại Điều 45 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định giám sát an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi thông qua những biện pháp sau:
- Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho đến khi đưa lên tàu bay, không được để những người không có trách nhiệm tiếp cận hành lý ký gửi.
- Khu vực băng chuyền hành lý ký gửi, khu vực phân loại hành lý ký gửi phải được kiểm soát và giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp, người không có trách nhiệm không được phép tiếp cận những khu vực này.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc mất mát tài sản trong hành lý ký gửi, ngăn chặn việc đưa hành lý ký gửi không được phép vận chuyển lên băng chuyền, xe chở hành lý.
- Hành lý ký gửi bị rách, vỡ, bung khóa không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được tái kiểm tra an ninh hàng không. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không phải được lập biên bản.
- Trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm sự nguyên vẹn của hành lý, quy trình quản lý, giám sát, xử lý cụ thể đối với hành lý không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được quy định trong chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp.
Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 44 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (khoản 2 Điều 44 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) quy định về kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi như sau:
- Nhân viên làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT; trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
- Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác.
Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
- Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
+ Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 15 phút sau đó.
+ Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không.
+ Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
- Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
- Kiểm tra trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
- Hành lý ký gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Hành lý không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay.
+ Hành lý có dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?