Thực hiện phòng chống rửa tiền phải dựa trên nguyên tắc nào? Trong phòng, chống rửa tiền những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện?
Thực hiện phòng chống rửa tiền phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền như sau:
- Thứ nhất, việc phòng chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thứ hai, hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cuối cùng, biện pháp phòng chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Thực hiện phòng chống rửa tiền phải dựa trên nguyên tắc nào? Trong phòng, chống rửa tiền những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện? (Hình từ Internet)
Trong phòng, chống rửa tiền những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định những hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền bao gồm:
- Đầu tiên, tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
- Thứ hai, thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
- Thứ ba, thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
- Thứ tư, cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Thứ năm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thứ sáu, cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Cuối cùng, đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Quy định về nhận biết khách hàng đối với tổ chức tài chính trong phòng chống rửa tiền như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Nhận biết khách hàng
1. Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này.
2. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;
b) Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;
c) Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
d) Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch mua, bán kim khí quý, đá quý bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp;
đ) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy theo quy định trên trong phòng chống rửa tiền tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng đối với những trường hợp sau đây:
- Trường đầu tiên: khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính.
- Ngoài ra có trường hợp: khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản.
- Tiếp theo là khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền.
- Cuối cùng nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?