Thực hiện thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Thực hiện thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? Câu hỏi của bạn Mai đến từ Long An.

Thực hiện thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định việc thanh thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:

- Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 166/2017/NĐ-CP được trang bị thay thế khi đã sử dụng ít nhất 06 năm. Trường hợp pháp luật của nước sở tại có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của nước sở tại.

- Trường hợp xe ô tô phục vụ công tác các chức danh đủ điều kiện thay thế theo quy định mà vẫn đảm bảo điều kiện hoạt động thì thực hiện xử lý theo quy định của Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

- Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thanh lý theo quy định của nước sở tại. Trường hợp pháp luật của nước sở tại không quy định thì được thanh lý trong các trường hợp sau:

+ Đã sử dụng trên 10 năm hoặc vận hành trên 200.000 km.

+ Chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá).

- Trường hợp cần thiết phải thanh lý xe hoặc mua xe ô tô mới thay thế xe cũ trước thời hạn theo quy định, Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

- Khi có điều kiện đổi mới xe ô tô phục vụ công tác do chế độ ưu đãi của nước sở tại, Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh xem xét, quyết định trong phạm vi dự toán được giao.

- Phương tiện vận tải khác được thanh lý theo quy định của pháp luật nước sở tại, trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.

- Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc thanh lý xe ô tô và phương tiện vận tải khác.

- Số tiền thu được từ thanh lý xe ô tô và phương tiện vận tải khác được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước.

Thực hiện thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Thực hiện thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác của các chức danh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác các chức danh của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như

- Đại sứ và các chức danh tương đương, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 65.000 USD/xe. Tổng lãnh sự và chức danh tương đương được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 60.000 USD/xe;

- Căn cứ mặt bằng giá và yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và mức giá quy định tại điểm a khoản này, Bộ Ngoại giao quyết định chủng loại, nhãn hiệu và giá mua xe phù hợp để trang bị xe ô tô phục vụ: công tác cho các chức danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 166/2017/NĐ-CP.

Thực hiện điều chỉnh mức giá xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào thì đúng luật?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định trường hợp do yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao của nhà nước Việt Nam tại một số quốc gia, địa bàn trọng điểm mà quan hệ đối ngoại cần phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác với mức giá cao hơn quy định tại Điều 16 Nghị định 166/2017/NĐ-CP và Điều 17 Nghị định 166/2017/NĐ-CP thì:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức giá cao hơn không quá 10% so với mức giá quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP.

- Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn từ trên 10% đến không quá 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn trên 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai quyết toán phí, lệ phí do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai phí, lệ phí do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu là mẫu nào? Tải mẫu tờ khai về ở đâu?
Pháp luật
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo chế độ nào theo quy định?
Pháp luật
Nhân viên cơ quan đại diện là ai? Nhân viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là ai? Ai có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái?
Pháp luật
Cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ công tác thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ công tác thì có được nâng chức vụ ngoại giao không?
Pháp luật
Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là cơ quan thế nào? Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là ai?
Pháp luật
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được mua sắm bao nhiêu xe ô tô để phục vụ công tác chung?
Pháp luật
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do ai thành lập và quản lý? Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thuộc đối tượng giám sát của Quốc hội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1,144 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào