Thực hiện xử lý y tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới Việt Nam như thế nào?
- Kết quả kiểm tra thực tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới được xử lý như thế nào?
- Xử lý y tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới được thực hiện như thế nào?
- Trường hợp nào phải kiểm tra y tế đối với người trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới?
Kết quả kiểm tra thực tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới được xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Căn cứ tình hình thực tế của người bị kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
b) Khám lâm sàng;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
d) Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định này mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả xét nghiệm).
Như vậy theo quy định trên kết quả kiểm tra thực tế đối với người qua biên giới được xử lý như sau:
- Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế.
- Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 89/2018/NĐ-CP, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế.
Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế.
- Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định 89/2018/NĐ-CP mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
Xử lý y tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định việc xử lý y tế đối với người qua biên giới được thực hiện như sau:
- Đối tượng xử lý y tế:
+ Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
+ Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng.
+ Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng.
+ Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
- Đối với đối tượng thuộc điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh.
+ Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
+ Khám và điều trị ban đầu.
+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn.
+ Chuyển về cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định.
- Đối tượng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này. Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.
- Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp dự phòng.
+ Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh.
+ Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.
- Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Nghị định 89/2018/NĐ-CP, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người bị xử lý y tế.
- Đối với người chưa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì người đó phải làm đơn theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.
Thực hiện xử lý y tế đối với người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải kiểm tra y tế đối với người trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định phải kiểm tra y tế đối với người trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới trong các trường hợp sau:
- Người phải khai báo y tế theo quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
- Người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
- Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe, toa tầu, máy bay, tầu thuyền) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?