Thực trạng bạo lực học đường hiện nay? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ra sao?
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây thực trạng bạo lực học đường xảy ra liên tục hơn, có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Bạo lực học đường len lỏi từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao hơn nữa. Ở mỗi cấp học mức độ có thể khác nhau nhưng hậu quả để lại rất nặng nề khiến nạn nhân chấn thương tâm lý, thậm chí phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ra sao? (Hình từ internet)
Có những biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường nào theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường bao gồm:
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
- Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường, các biện pháp hỗ trợ bao gồm:
- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?