Thuế khoán là gì? Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào? Những lưu ý khi áp dụng thuế khoán?
Thuế khoán là gì?
Hiện nay, loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do có mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế - đây là thuế khoán.
Một vài khái niệm khác có liên quan khi áp dụng thuế khoán cụ thể như sau:
- Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách phải nộp của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
Thuế khoán là gì? Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào? Những lưu ý khi áp dụng thuế khoán?
Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh."
Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC (khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC) quy định rằng:
- Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo.
Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống
- Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
Những lưu ý khi áp dụng thuế khoán?
Những điều cần lưu ý khi áp dụng thuế khoán cụ thể như sau:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi nộp thuế theo phương pháp khoán thì không phải thực hiện chế độ kế toán.
- Khi hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ thì phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, hợp đồng, chững từ, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp
- Mức doanh thu phải nộp thuế khoán là trên 100 triệu đồng/năm
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán:
+ Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế.
+ Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế hoặc thay đổi ngành nghề hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
+ Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?