Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm được quy định như thế nào?
Dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm được xác định là dịch vụ phần mềm đúng không?
Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP giải thích về dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Ngoài ra khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP giải thích sản phẩm phầm mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
Theo đó, dịch vụ phần mềm là một phần của hoạt động công nghiệp phần mềm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP.
Như vậy, dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm được xem là dịch vụ phần mềm.
Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm được quy định như thế nào?
Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ hiệu chỉnh, cài đặt, sửa chữa phần mềm như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ phần mềm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên là không có thuế suất thuế GTGT.
Hoạt động công nghiệp phần mềm bao gồm những loại nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.
Như vậy, hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
- Phần mềm hệ thống;
- Phần mềm ứng dụng;
- Phần mềm tiện ích;
- Phần mềm công cụ,
- Các phần mềm khác.
Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
- Dịch vụ tích hợp hệ thống;
- Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
- Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
- Các dịch vụ phần mềm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?