Tiền lương cụ thể cán bộ, công chức viên chức khi bỏ hệ số lương nhân lương cơ sở khi nào sẽ có?
Tiền lương cụ thể cán bộ, công chức viên chức khi bỏ hệ số lương nhân lương cơ sở khi nào có?
Theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội dự kiến việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, khi cải cách tiền lương sẽ chính thức bỏ bảng lương tính bằng hệ số lương nhân mức lương cơ sở hiện nay, tương ứng tiền lương cụ thể cán bộ, công chức viên chức sẽ có thể áp dụng từ ngày 01/7/2024. Do đó, có thể tiền lương cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có trước ngày 01/7/2024.
Tức là trong năm 2024, tiền lương của cán bộ, công chức viên sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn:
Thứ nhất, 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục áp dụng bảng lương hiện tại tính theo hệ số lương nhân mức lương cơ sở.
Thứ hai, áp dụng bảng lương mới bằng số tiền cụ thể và chính thức bỏ hệ số lương nhân mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó cơ cấu lương mới của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm các khoản:
- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức)
- Phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương)
- Tiền thưởng (chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp)
>> Xem thêm: Cập nhật lương cơ sở mới nhất 2024
Tiền lương cụ thể cán bộ, công chức viên chức khi bỏ hệ số lương nhân lương cơ sở khi nào có? (Hình từ internet)
Trình Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ tiền lương mới theo cải cách tiền lương?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, năm 2024, sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Bộ Nội vụ cũng sẽ phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Bộ Nội vụ phối hợp với Ban công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lộ trình tăng lương khu vực công sẽ ngang bằng hoặc cao hơn mức lương vùng 1 doanh nghiệp đúng không?
Theo lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có nêu:
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
a) Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Như vậy, cải cách tiền lương đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?