Tiền lương giáo viên sẽ tăng 32% kể từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Tiền lương giáo viên sẽ tăng 32% kể từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, vừa qua, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng:
- Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng
- Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Vì vậy nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Theo đó, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Như vậy, kể từ ngày 1/7/2024 tiền lương giáo viên trung bình sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Lưu ý: Mức tăng trên chỉ là tỷ lệ tăng được ước tính trung bình đối với giáo viên, chứ không phải là mắc tăng chính thức. Do đó, phải đợi đến khi có bảng lương chính thức của giáo viên khi cải cách tiền lương thì mới xác định được có tăng 32% hay không.
Bên cạnh đó, Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 7/11/2023, Kỳ họp Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết
Trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp lương theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.
Như vậy, dự kiện lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp lương theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.
Tiền lương giáo viên sẽ tăng 32% kể từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không? (Hình từ Internet)
Bảng lương giáo viên năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 có nêu rõ nếu chi trả lương theo vị trí việc làm thì bảng lương giáo viên năm 2024 sẽ xây dựng như sau:
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Cách tính tiền lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Tại Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, cách tính tiền lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (Nếu có) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?