Tiếp cận thông tin người nhiễm HIV: Đối tượng, hình thức, nội dung, quy trình tiếp cận thế nào?
- Đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm những ai?
- Có mấy hình thức tiếp cận thông tin người nhiễm HIV?
- Nội dung tiếp cận thông tin người nhiễm HIV gồm những gì? Phạm vi tiếp cận ra sao?
- Quy trình tiếp cận thông tin người nhiễm HIV thế nào?
- Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS hiện nay được quy định ra sao?
Đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020, đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
- Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thực hiện việc giám định, thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV;
- Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ sở y tế khi trực tiếp thực hiện việc thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV;
- Người được người nhiễm HIV đồng ý cho phép tiếp cận thông tin của chính người nhiễm HIV.
Tiếp cận thông tin người nhiễm HIV: Đối tượng, Hình thức, Nội dung, Quy trình tiếp cận thế nào? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức tiếp cận thông tin người nhiễm HIV?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BYT, các hình thức tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm:
- Đọc trực tiếp trên hồ sơ bệnh án của người bệnh, Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính, hệ thống quản lý thông tin (giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, y tế hoặc HIV/AIDS) và trên các hồ sơ, tài liệu khác có thông tin người nhiễm HIV.
- Nhận thông tin bằng văn bản.
- Hình thức tiếp cận thông khác tin phù hợp với đối tượng, phạm vi, nội dung thông tin được tiếp cận.
Nội dung tiếp cận thông tin người nhiễm HIV gồm những gì? Phạm vi tiếp cận ra sao?
Theo khoản 5 Điều 30 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020, nội dung tiếp cận thông tin người nhiễm HIV bao gồm:
- Thông tin cá nhân người được xét nghiệm HIV bao gồm: địa chỉ nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng.
- Thông tin dịch tễ học HIV/AIDS;
- Tình trạng điều trị HIV/AIDS.
Về phạm vi tiếp cận, khoản 4 Điều 30 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi 2020 xác định:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV có nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc được xét nghiệm HIV trên địa bàn được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;
- Được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi làm việc hoặc được phân công giám định bảo hiểm y tế đối với:
+ Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệp đ
Quy trình tiếp cận thông tin người nhiễm HIV thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 04/2023/TT-BYT, quy trình tiếp cận thông tin người nhiễm HIV được thực hiện như sau:
- Người đề nghị tiếp cận thông tin người nhiễm HIV có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị quản lý thông tin người nhiễm HIV phù hợp với đối tượng, phạm vi, nội dung thông tin được cung cấp.
Trường hợp người đề nghị tiếp cận thông tin người nhiễm HIV là người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS phải được sự đồng ý của người nhiễm HIV bằng văn bản.
- Cơ quan, đơn vị quản lý thông tin người nhiễm HIV xem xét và có văn bản đồng ý tiếp cận thông tin người nhiễm HIV phù hợp với đối tượng, phạm vi, nội dung thông tin được cung cấp và hình thức cung cấp thông tin.
Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS hiện nay được quy định ra sao?
Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS hiện nay được quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 với những nội dung sau:
- Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Thông tư 04/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?