Tiêu chí để một danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản thiên nhiên hiện nay là gì?
- Những đối tượng nào được xem là di sản thiên nhiên?
- Tiêu chí để xác định di sản thiên nhiên như thế nào?
- Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác như thế nào?
- Hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác gồm những gì?
Những đối tượng nào được xem là di sản thiên nhiên?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về những đối tượng được xem là di sản thiên nhiên gồm:
- Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
- Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
Di sản thiên nhiên
Tiêu chí để xác định di sản thiên nhiên như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí xác định di sản thiên nhiên cụ thể là:
Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
- Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
- Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
- Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
- Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như thế nào?
Tại Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên cụ thể như sau:
(1) Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
(2) Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
(3) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
(4) Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định về trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác cụ thể là:
Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác như sau:
- Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản thiên nhiên khác;
- Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
- Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
- Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản thiên nhiên.
Hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác gồm những gì?
Hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác được quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định về hồ sơ và nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên khác cụ thể:
- Hồ sơ thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: báo cáo dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan đối với dự án xác lập di sản thiên nhiên; văn bản đề nghị thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên;
- Nội dung thẩm định dự án xác lập di sản thiên nhiên bao gồm: mức độ đáp ứng các tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên; vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng quản lý di sản thiên nhiên; mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên; nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; mô hình tổ chức quản lý; nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì tiêu chí để được xác định là một di sản thiên nhiên bao gồm di sản đó phải có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên; có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn; có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?