Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên theo Luật Thanh tra 2022 là gì? Thanh tra viên có được cấp trang phục, thẻ thanh tra không?
Theo quy định tại Luật Thanh tra 2022, Thanh tra viên là ai? Ngạch Thanh tra gồm những chức danh nào?
Ngày 14/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Thanh tra 2022 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, thay thế Luật Thanh tra 2010 hiện hành.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Thanh tra 2022, khái niệm Thanh tra viên được định nghĩa như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, khoản 1 Điều 39 Luật Thanh tra 2022 có đề cập:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
1. Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
Theo đó, có thể hiểu, Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra.
Về ngạch thanh tra, khoản 2 Điều 38 Luật Thanh tra 2022 quy định:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
...
2. Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
Như vậy, theo quy định tại Luật Thanh tra 2022 thì ngạch Thanh tra viên bao gồm:
- Thanh tra viên;
- Thanh tra viên chính;
- Thanh tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên theo Luật Thanh tra 2022 là gì? Thanh tra viên có được cấp trang phục, thẻ thanh tra không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên theo Luật Thanh tra 2022 được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
1. Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
2. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
5. Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Như vậy, công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu muốn được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên thì đòi hỏi phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nêu trên.
Thanh tra viên có được cấp trang phục, thẻ thanh tra không?
Căn cứ vào nội dung tại Điều 43 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Trang phục, thẻ thanh tra
1. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra theo quy định của Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Theo quy định trên, Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Quy định về trang phục, thẻ thanh tra của Thanh tra viên được xác định cụ thể tại Thông tư 02/2015/TT-TTCP về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.
Luật Thanh tra 2022 khi nào được áp dụng?
Thời gian có hiệu lực của Luật Thanh tra 2022 được quy định tại Điều 117 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, kể từ ngày 01/07/2023 những quy định được nêu tại Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức được đưa vào áp dụng. Từ ngày này, Luật Thanh tra 2010 sẽ không còn hiệu lực.
Đối với những cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?