Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức vụ quản lý trong đơn vị pháp y, pháp y tâm thần hiện nay ra sao?
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức vụ quản lý trong đơn vị pháp y, pháp y tâm thần hiện nay ra sao?
- Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
- Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức ra sao?
Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức vụ quản lý trong đơn vị pháp y, pháp y tâm thần hiện nay ra sao?
Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức vụ quản lý trong đơn vị pháp y, pháp y tâm thần ra sao hiện nay như sau:
*Viện trưởng và tương đương (Căn cứ Điều 15 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024)
(1) Trình độ chuyên môn:
- Viện pháp y: Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y;
- Viện Giám định pháp y tâm thần, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần.
(2) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cấp có thẩm quyền.
(3) Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã và đang giữ chức vụ cấp phó đơn vị hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 02 năm.
*Phó Viện trưởng và tương đương (Căn cứ Điều 16 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024)
(1) Trình độ chuyên môn:
-Viện pháp y: Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y;
- Viện Giám định pháp y tâm thần, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên, đã được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần.
- Phụ trách kinh tế: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành kinh tế, tài chính, kế toán - kiểm toán; tốt nghiệp đại học khác phải có chứng chỉ quản lý kinh tế - tài chính (thời gian học từ 6 tháng trở lên).
(2) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cấp có thẩm quyền.
(3) Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã và đang giữ chức vụ cấp trưởng khoa/phòng hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 02 năm.
*Trưởng khoa/phòng (Căn cứ Điều 17 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024)
(1) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
(2) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
(3) Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã và đang giữ chức vụ cấp phó trưởng khoa/phòng hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 02 năm.
*Phó Trưởng khoa/phòng (Căn cứ Điều 18 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024)
(1) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
(2) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
(3) Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đang công tác trong lĩnh vực, công việc đảm nhiệm ít nhất 03 năm (không tính thời gian tập sự).
Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức vụ quản lý trong đơn vị pháp y, pháp y tâm thần ra sao hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế là bao lâu?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024, thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
- Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tỉnh từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức ra sao?
Căn cứ Điều 28 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024, trách nhiệm, thẩm quyền trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức các chức vụ quản lý cơ quan Bộ Y tế như sau:
(1) Trách nhiệm
- Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất;
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ, viên chức theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình, cụ thể:
+ Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập...và ý kiến đề xuất của mình.
+ Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Tập thể quyết định bổ nhiệm cán bộ, viên chức: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, viên chức;
- Cán bộ, công chức, viên chức được đề xuất, giới thiệu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải chịu trách nhiệm về việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan;
- Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.
(2) Thẩm quyền
- Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
- Bộ Y tế quyết định hoặc có văn bản cho phép người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế được kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý khác.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị không kiêm nhiệm quá 1 chức vụ cấp trưởng khác tại cùng đơn vị.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khoa/phòng không kiêm nhiệm quá 1 chức vụ quản lý khác tại cùng đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?