Tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT, để được bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải thì thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
- Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Không phải là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải như thế nào? (Hình từ internet)
Thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải có quyền hạn và nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT, quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải như sau:
Đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng năm của Hội đồng quản lý;
- Chỉ đạo chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng quản lý;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định;
- Lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với thư ký Hội đồng quản lý:
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT và trực tiếp giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, tài liệu, giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng quản lý; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý;
- Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý;
- Các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao và theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Thành viên khác của Hội đồng quản lý:
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý phân công; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, hàng năm của Hội đồng quản lý;
- Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng quản lý nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý, góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý;
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý theo phân công;
- Được cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý.
Chế độ họp định kỳ của Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT, quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết. Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng tham dự biểu quyết nhất trí thông qua. Hình thức biểu quyết được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc 01 thành viên của Hội đồng quản lý được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền điều hành cuộc họp. Các cuộc họp phải ghi thành biên bản, có chữ ký của Thư ký và người chủ trì cuộc họp. Trường hợp Thư ký vắng mặt tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền điều hành cuộc họp) phân công 01 thành viên khác của Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chế độ họp định kỳ của Hội đồng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản lý.
Thông tư 24/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ 15/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?