Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức NN&PTNT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức NN&PTNT như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Viên chức đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 3 Thông tư này và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hạng II và đáp ứng yêu cầu điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đạt tối thiểu 3,0 điểm trở lên quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng IV lên hạng III phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hạng III.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Được cơ quan, đơn vị quản lý viên chức quyết định cử dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây gọi là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Đáp ứng yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi theo quy định tại: Thông tư liên tịch số 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật; Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chăn nuôi và thú y; Thông tư liên tịch số 38/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm nghiệm thủy sản; Thông tư số 18/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng; Thông tư số 07/2022/TT-BNNPTNT ngày 11/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
3. Đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng dưới liền kề tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng.
Theo đó, Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức NN&PTNT bao gồm:
- Được cơ quan, đơn vị quản lý viên chức quyết định cử dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo như quy định trên.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng dưới liền kề tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi thăng hạng.
- Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng 3 lên hạng 2 phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hạng II và đáp ứng yêu cầu điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đạt tối thiểu 3,0 điểm trở lên quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT
- Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng 4 lên hạng 3 phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hạng 3.
Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức NN&PTNT như thế nào?
Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Đối với hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 36 của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ và bản sao các văn bản: Quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp; quyết định nâng bậc lương gần nhất; quyết định công nhận sáng kiến; quyết định (hoặc giấy xác nhận của cấp có thẩm quyền) phân công chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thực hiện nhiệm vụ (không bao gồm việc tham gia góp ý dự thảo, mời làm chuyên gia và đóng góp ý kiến trong các hội nghị, hội thảo).
2. Đối với hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này và kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đã được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc ban hành, có điểm quy đổi đạt tối thiểu 3,0 điểm trở lên quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Bản sao các văn bản:
+ Quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp; quyết định nâng bậc lương gần nhất;
+ Quyết định công nhận sáng kiến;
+ Quyết định (hoặc giấy xác nhận của cấp có thẩm quyền) phân công chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thực hiện nhiệm vụ (không bao gồm việc tham gia góp ý dự thảo, mời làm chuyên gia và đóng góp ý kiến trong các hội nghị, hội thảo).
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đã được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc ban hành, có điểm quy đổi đạt tối thiểu 3,0 điểm trở lên.
Thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có trong bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
....
6. Thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả xét; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự xét về điểm xét thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét thăng hạng, viên chức dự xét có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét thăng hạng. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thành lập Ban phúc khảo và tổ chức xét phúc khảo; việc công bố kết quả xét phúc khảo chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định;
c) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét phúc khảo, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển;
d) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả xét và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng.
Theo đó, Thông báo kết quả xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nông nghiệp và phát triển nông thôn có trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xét thăng hạng.
Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?