Tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp Kỹ sư hạng III được quy định như thế nào tại Thông tư 24/2022/TT-BKHCN?
Quy định mới nhất về tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp Kỹ sư hạng III là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN và khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) quy định kỹ sư hạng III phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh công nghệ.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm được đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và những thành tựu, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và thế giới liên quan đến ngành và đơn vị;
+ Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ quản lý và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại đơn vị. Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học và công nghệ trong phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+ Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật.
++ Trong thời gian giữ chức danh kỹ sư hạng III, chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
++ Hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật, được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế ít nhất 01 dự án, công trình cấp III được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Viên chức thăng hạng từ kỹ thuật viên (hạng IV) lên kỹ sư (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm.
++ Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp Kỹ sư hạng III được quy định như thế nào tại Thông tư 24/2022/TT-BKHCN? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ và nhiệm vụ của viên chức có chức danh nghề nghiệp là kỹ sư hạng III là gì?
- Trước hết, viên chức có các nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 16 Luật Viên chức 2010 bao gồm:
+ Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
+ Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
+ Bên cạnh đó, viên chức cũng phải thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp, được quy định tại Điều 17 Luật Viên chức 2010 như sau:
+ Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
+ Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
+ Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
+ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
++ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
++ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
++ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
++ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Đồng thời, kỹ sư hạng III phải thực hiện những nhiệm vụ nghề nghiệp sau, căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV:
+ Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm các hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ;
+ Chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;
+ Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao, tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực công nghệ đảm nhiệm.
Chức danh nghề nghiệp kỹ sư có mức lương bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định viên chức có chức danh nghề nghiệp kỹ sư (hạng III) có từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Theo đó, mức lương mà kỹ sư hạng III đang hưởng tương đương từ 3.486.600 đến 7.420.200 đồng/tháng (Tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng).
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?