Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức là gì? Cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào?
- Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức là gì?
- Cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào?
- Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới là gì?
- Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?
- Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan sai sau khi bị kỷ luật như thế nào?
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 03/2005/TT-BNV quy định tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức như sau:
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 tiểu mục 2 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung, cụ thể như sau:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức.
- Không vi phạm kỷ Luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức là gì? Cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức như sau:
Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của công chức và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới là gì?
Căn cứ tại tiết tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của Công chức khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới như sau:
Công chức khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC nếu lương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phú cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.
Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
Mức phụ cấp:
1.1. Cán bộ , công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư này được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục I Thông tư này, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư này, sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1 %.
Như vậy có thể tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định trên.
Cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan sai sau khi bị kỷ luật như thế nào?
Căn cứ tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định cách tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan sai sau khi bị kỷ luật như sau:
Công chức đã có kết Luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ Luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, thì được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung và được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?