Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025? Bảng kết cấu mặt đường giao thông nông thôn áp dụng cho các cấp A, B, C, D?
Quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường giao thông nông thôn?
Căn cứ Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt đường như sau:
"4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió...). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
- Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.
4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.
4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.
4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.
4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành."
Như vậy, quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường được quy định như trên.
Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025? Bảng kết cấu mặt đường giao thông nông thôn áp dụng cho các cấp A, B, C, D? (Hình từ internet)
Quy định về kết cấu mặt đường và độ bằng phẳng của mặt đường giao thông nông thôn như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.7 Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về kết cấu mặt đường và độ bằng phẳng của mặt đường như sau:
"4.7. Kết cấu mặt đường
a) Đường GTNT thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm ≤ 200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình. Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Bảng 4, Bảng 5.
b) Đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 kg) thì thiết kế mặt đường phải tuân theo TCCS 38:2022/TCĐBVN “Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc TCCS 39:2022/TCĐBVN “Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông”.
4.8. Độ bằng phẳng mặt đường được đánh giá bằng thước dài 3,0 m theo TCVN 8864:2011. Đối với mặt đường là BTXM hoặc BTN yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 5 mm, đối với các loại khác yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 10 mm."
Như vậy, kết cấu mặt đường được quy định đối với đường GTNT thuộc loại đường ít xe và đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng được quy định như trên.
Bảng kết cấu mặt đường giao thông nông thôn điển hình áp dụng cho cấp A, B, C, D?
Căn cứ Bảng 4, bảng 5 Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các tiêu chuẩn loại mặt đường và phạm vi sử dụng như sau:
Bảng 4 - Loại kết cấu mặt đường GTNT điển hình áp dụng cho cấp A, B, C và D
Bảng 5 - Chiều dày tối thiểu cho các loại kết cấu mặt đường GTNT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?