Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987 về quy trình kỹ thuật trồng cà phê? Yêu cầu sinh thái khi trồng cà phê ra sao?

Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987 về quy trình kỹ thuật trồng cà phê? Yêu cầu sinh thái đối với cà phê ra sao? - Câu hỏi của chú B.L (Kiên Giang)

Yêu cầu sinh thái khi trồng cà phê trong Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987 ra sao?

Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987, yêu cầu sinh thái khi trồng cà phê được xác định như sau:

Yêu cầu sinh thái
2.1. Cà phê chè (Coffea arabica) ưa khí hậu nhiệt đới cao nguyên có nhiệt độ bình quân năm từ 20-25oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 0oC, lượng mưa của cả năm từ 1000-1500 mm, phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm, độ ẩm không khí bình quân năm từ 80-85% ưa ánh sáng nhẹ, môi trường im gió.
2.2. Cà phê vối (Coffea Canephora) ưa khí hậu nhiệt đới thuần, ánh sáng dồi dào, nóng, ẩm quanh năm, nhiệt độ thích hợp bình quân năm từ 24-26oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 7oC, lượng mưa cả năm từ 1500-2000 mm, phân bố tương đối đều trong năm, cà phê vối yếu chịu hạn, chịu gió, chịu rét hơn các giống cà phê khác.
2.3. Cà phê mít (Coffea excelea) ưa khí hậu nóng quanh năm, nhiệt độ bình quân từ 23-25oC, nhiệt đố tối thấp tuyệt đối không dưới 2oC lượng mưa cả năm từ 1500-2000mm.
2.4. Cả ba giống cà phê đều cần có một thời kỳ khô hạn ngắn và nhiệt độ thấp vào thời kỳ thu hoạch, để giúp cho cây hình thành và phát triển mầm hoa thuận lợi.
2.5. Đất trồng cà phê có độ dốc từ 0-15o, tốt nhất là dưới 8o, có cấu tương đoàn lạp tốt, có độ tơi xốp cao, thoát nước nhanh, tầng đất dày trên 70 cm, có mực nước ngầm ở sâu dưới 1 mét. Hàm lượng mùn của lớp đất mặt (0-20 cm) trên 3%, hàm lượng NPK tổng số trên 0,15-0,20-0,25%, độ chua pH (KCl) từ 4,5-6. Các loại đất phong hóa từ đá mẹ Badan, Poocphia, đá vôi, Sa phiến thạch, nếu có các điều kiện đã nêu ở trên đều có thể trồng được cà phê, song đất Badan là thích hợp nhất với cây cà phê.
Trong khi sử dụng đất để trồng cà phê, cần ưu tiên đất tốt cho cà phê chè, sau đó là cà phê vối, sau cùng là cà phê mít.

Như vậy, khi trồng cà phê cần lưu ý các yêu cầu sinh thái nêu trên.

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987 về quy trình kỹ thuật trồng cà phê? Yêu cầu sinh thái khi trồng cà phê ra sao?

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987 về quy trình kỹ thuật trồng cà phê? Yêu cầu sinh thái khi trồng cà phê ra sao? (Hình từ Internet)

Việc chuẩn bị đất, thiết kế vườn cây khi trồng cà phê được quy định thế nào?

Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987, việc chuẩn bị đất, thiết kế vườn cây khi trồng cà phê được thực hiện như sau:

(1) Đất phải được khai hoang sạch gốc, rễ, thân cành cây phải được chuyển ra ngoài lô tận dụng làm củi gỗ.

Thân cành nhỏ không tận dụng hết phải được gom lại thành từng băng cách nhau 100 - 200 m theo vị trí thiết kế khai hoang.

Nơi đất gồ ghề, ụ mối to phải san ủi cục bộ, có hoàn trả đất mặt.

Ủi khai hoang không được làm mất lớp đất mặt.

Cày sâu lật đất bằng cày 1 lưỡi, sâu 40-50cm, bừa đĩa nặng nhiều lần làm cho đất tơi nhỏ (đường kính hạt đất dưới 20 mm).

(2) Đất mới khai hoang là đất rừng nguyên thủy, hoặc rừng tái sinh có tỷ lệ mùn cao, không có cỏ tranh. Phải hoàn thành khâu cày bừa canh tác trước tháng 3 để thiết kế lô trồng.

Đất có nhiều cỏ tranh, có đuôi chồn… phải cày bừa, gom nhặt kỹ thân ngầm, sau đó gieo 1-2 vụ cây họ đậu trước khi trồng cà phê.

Đất trồng màu và lương thực nhiều năm, phải cày bừa gieo cây phân xanh, họ đậu từ 1-2 năm trước khi trồng cà phê.

(3) Vườn cà phê phải thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau đây:

- Thâm canh tăng năng suất lâu dài.

- Bảo vệ đất chống xói mòn.

- Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió lào, bão ở phía Bắc, gió khô ở Tây Nguyên).

- Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển.

- Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi… dưới 15%).

(4) Tùy theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng khoảnh hình chữ nhật, mỗi khoảnh từ 16-20 ha, chiều dài của khoảnh song song với đường đồng mức chủ đạo. Mỗi khoảnh được phân thành từng lô 1 ha (50 x 200 m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50m, chiều dài hàng cà phê trong 1 khoảnh là từ 400-500m.

Chung quanh mỗi khoảnh có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy, vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5 (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng), phía không phải là quay đầu máy thì hàng cà phê cách chân đai rừng 3 mét.

Nếu bề rộng của khoảnh là 400m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6 mét.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 mét (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 8o phải chú ý thiết kế đảm bảo thuận lợi cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình vành nón, chừa rừng chỏm đồi trồng các băng cây chống xói mòn, trồng cà phê theo nanh sấu…

Khoảng cách (m)

Mật độ (hố/ha)

Số cây/hố

Phủ quỳ 2 (Catuara)

2,5 x (1,0 - 1,5)

2.600-4.000

1

Các loại cà phê chè khác

2,5 x 2

2.000

1

Cà phê vối trên đất trung bình và dốc

3 x 2,5

1.330

1 - 2

Cà phê vối trên đất tốt và bằng phẳng

3 x 3

1.118

1 - 2

Cà phê mít

4 x 3

830

1

(5) Cà phê trồng thành từng hàng theo nguyên tắc cây dày hàng thưa, các hàng cà phê trong 1 khoảnh phải thẳng hàng nối tiếp nhau để máy hoạt động từ lô này sang lô khác. Hàng cà phê không được song song với hướng gió chính, tốt nhất là thẳng góc với hướng gió chính.

Cơ cấu giống cà phê ra sao?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 84:1987, cơ cấu giống cà phê như sau:

(1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai của từng vùng, về điều hòa và sử dụng lao động trong năm trước mắt trồng 80-90% cà phê vối, 5-20% cà phê chè và 0-5% cà phê mít xem bảng bổ sung. Phân bố như sau:

Cà phê chè

Cà phê vối

Cà phê mít

Nghệ Tĩnh (PQ)

30%

65%

5%

Bình Trị Thiên

25

70

5%

Gialai Kontum

15

80

5%

Đắc Lắc


95

5%

Lâm Đồng

25

75


Phú Khánh


95

5%

Miền đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long


100


(2) Trong điều kiện thâm canh chưa cao và chưa có biện pháp phòng trị bệnh gỉ sắt triệt để cho cà phê chè, thì thời gian đầu cần tập trung trồng cà phê vối trước.

Kỹ thuật trồng cà phê
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỹ thuật trồng cà phê
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỹ thuật trồng cà phê Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỹ thuật trồng cà phê Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào