Tiêu chuẩn phi công nước ngoài lái máy bay của Việt Nam là gì? Phi công nước ngoài có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Phi công nước ngoài lái máy bay được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay như thế nào?
Tại Điều 29 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định:
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cấp cho người, phương tiện phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cho người, phương tiện phục vụ chuyên cơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; Thông tư số 41/2020/TT- BGTVT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
2. Người đứng đầu đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách người thường xuyên phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đề nghị Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn, trong đó nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của người được đề nghị cấp thẻ phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
3. Người đứng đầu đơn vị quản lý phương tiện thường xuyên tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách phương tiện đề nghị Cảng vụ hàng không khu vực cấp giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn, trong đó nêu rõ chức năng sử dụng của phương tiện đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
4. Người đứng đầu đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách người, phương tiện đề nghị Cảng vụ hàng không cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng ngắn hạn theo quy định.
5. Địa điểm cấp thẻ, giấy phép sử dụng ngắn hạn phải nằm ngoài khu vực phục vụ chuyên cơ.
6. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, được phép sử dụng thẻ hoặc pin do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp để hoạt động tại các khu vực hạn chế và phải thông báo mẫu thẻ hoặc pin cho Cục Hàng không Việt Nam để triển khai cho các đơn vị thực hiện. Trường hợp sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định.
7. Khi có các sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam có chuyến bay chuyên cơ, đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp để hoạt động tại các khu vực hạn chế và phải thông báo mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ cho Cục Hàng không Việt Nam để triển khai cho các đơn vị thực hiện.
Phi công nước ngoài lái máy bay của Việt Nam được Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ , giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định trên.
Tiêu chuẩn phi công nước ngoài lái máy bay của Việt Nam năm 2023? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn phi công nước ngoài lái máy bay của Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người lái tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam
...
2. Đối với người lái tàu bay có quốc tịch nước ngoài: (chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang, có trên 2000 giờ bay trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang)
a) Phải có hợp đồng lao động tối thiểu là 24 tháng với hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên khoang của Việt Nam; trường hợp có yêu cầu sử dụng loại tàu bay mới được khai thác tại Việt Nam chưa quá 24 tháng, có thể sử dụng người lái loại tàu bay mới có thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu là 03 tháng;
b) Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam;
c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;
d) Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên khoang;
đ) Thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam cùng người lái Việt Nam;
e) Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam.
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định:
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.
Theo quy định trên, người có quốc tịch nước ngoài chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang. Người có quốc tịch nước ngoài để lái được máy bay Việt Nam cần có trên 2000 giờ bay chuyến bay chuyên khoang, hợp đồng lao động tối thiểu là 24 tháng với hãng hàng không của Việt Nam, có giấy phép lái tàu bay và các điều kiện khác theo quy định trên.
Phi công nước ngoài có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.
Như vậy, phi công nước ngoài lái máy bay Việt Nam là đối được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu không thuộc trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hay người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?