Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 về hướng dẫn quản trị dự án, chương trình và danh mục đầu tư như thế nào?
Hướng dẫn về quản trị dự án, chương trình và danh mục đầu tư như thế nào?
Tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 có nêu rõ hướng dẫn về quản trị dự án, chương trình và danh mục đầu tư như sau:
Khái quát
Các hướng dẫn về quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư đã được xác định trong các điều từ 5.4.2 đến 5.4.6 cần giúp cho việc tạo ra khung quản trị để trình chủ thể quản trị của tổ chức thông qua và hỗ trợ cho những giá trị, nguyên tắc của tổ chức và việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Với mục đích của tiêu chuẩn này, chủ thể quản trị cần chịu trách nhiệm giải trình về việc áp dụng khung quản trị này đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư.
Chủ thể quản trị này cần xem xét, cân nhắc các nguyên tắc và hướng dẫn đã được xác định trong các điều từ 5.4.2 đến 5.4.6 trong việc thiết kế và áp dụng khung quản trị này cho các dự án, chương trình và danh mục đầu tư.
Các hướng dẫn
Chủ thể quản trị này cần xây dựng các hướng dẫn cụ thể đưa ra bối cảnh trong đó các dự án, chương trình và danh mục đầu tư cần được quản lý, phù hợp với những giá trị và yêu cầu của tổ chức. Các hướng dẫn này cần bao gồm:
- Sự gắn kết của việc quản trị đối với quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư với các chính sách, giá trị và mục tiêu của tổ chức;
- Quá trình phát triển các giá trị, chính sách mới và sửa đổi, trong đó đòi hỏi có những cách biệt ở cấp độ tổ chức hoặc phải có những cải tiến;
- Xây dựng, áp dụng và duy trì khung quản trị này đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư, bao gồm:
- Thiết lập các vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình;
- Xác định các hướng dẫn cho việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực;
- Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin có hiệu quả giữa các thực thể quản trị và quản lý;
- Sự tách biệt chức năng quản trị với vai trò quản lý;
- Sự giám sát để phù hợp với các hướng dẫn quản trị;
- Cải tiến khung quản trị đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư.
Việc thực hiện các dự án, chương trình và danh mục đầu tư
Khung quản trị này cần đóng góp và quy định sự giám sát đối với việc tạo lập và hiện thực hóa giá trị đối với các bên liên quan bằng cách:
- Lựa chọn các thành viên của chủ thể quản trị này và các chủ thể quản trị được ủy nhiệm có mức độ phù hợp về năng lực, khả năng, quyền hạn, kinh nghiệm và khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết;
- Quản lý có trách nhiệm về nhân lực, các nguồn lực khác và việc sử dụng nguồn lực.
Tính bền vững và đạo đức
Việc quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư cần phản ánh cam kết của tổ chức về các giá trị đạo đức và tính bền vững. Cam kết về đạo đức và tính bền vững cần bao gồm:
- Sự lồng ghép các giá trị và chính sách của tổ chức vào việc quản trị và quản lý các dự án, chương trình và danh mục đầu tư;
- Cổ vũ cho văn hóa tôn trọng, công bằng, tin tưởng, trung thực, minh bạch và cởi mở thích hợp;
- Hỗ trợ cam kết của tổ chức về tính bền vững, bao gồm trách nhiệm về kinh tế, môi trường và xã hội;
- Hỗ trợ tính toàn vẹn, an ninh và công khai thông tin được tạo lập, tiếp nhận, thu nhận và được xử lý, phân phối. Sự hỗ trợ này cần bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc:
- Cân bằng nhu cầu về an ninh và tính bảo mật với nhu cầu của các bên liên quan về tính sẵn có và tinh minh bạch;
- Đảm bảo cho sự toàn vẹn và sẵn có của thông tin;
- Thiết lập các quá trình cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp và đáng tin cậy cho những người ra quyết định.
Các bên liên quan
Việc quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư cần phản ánh cam kết của tổ chức đối với việc xác định và thừa nhận tầm quan trọng của các bên liên quan. Sự tôn trọng đối với các bên liên quan cần bao gồm:
- Xem xét, cân nhắc và cân đối lợi ích của các bên liên quan phù hợp với cách tiếp cận tổng thể của tổ chức đối với các bên liên quan;
- Tạo lập và duy trì văn hóa khích lệ sự tham gia của các bên liên quan;
- Xây dựng các chính sách để ngăn ngừa hoặc giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan hoặc với các bên liên quan.
Các chính sách quản lý
Chủ thể quản trị này cần xây dựng hoặc thông qua, áp dụng và giám sát các chính sách quản lý, và nếu cần, các thủ tục và quá trình đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư. Các chính sách quản lý, thủ tục và quá trình này cần gắn kết với những chính sách quản lý, thủ tục và mức độ sai lệch cho phép của tổ chức, đã được chỉnh sửa khi cần thiết. Các chính sách, thủ tục và quá trình quản lý được thiết lập có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
- Chính sách về quản lý rủi ro;
- Chính sách quản lý vấn đề và quy trình chuyển cấp (từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn);
- Chính sách về nguồn nhân lực, bao gồm cả quản lý năng lực và tài năng;
- Giao trách nhiệm và quyền hạn;
- Chính sách về chất lượng;
- Chính sách về môi trường và tính bền vững;
- Chính sách quản lý thông tin và tri thức;
- Chính sách và thủ tục mua hàng;
- Chính sách về sức khỏe và an toàn;
- Chính sách ngân sách và tài chính;
- Quy trình về sự phù hợp và giám sát.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 về hướng dẫn quản trị dự án, chương trình và danh mục đầu tư như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện và duy trì khung quản trị dự án như thế nào?
Tại tiểu mục 5.5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 có nêu rõ thực hiện và duy trì khung quản trị dự án như sau:
Tổ chức hoặc các tổ chức cần xác định và cung cấp hoặc yêu cầu sự hỗ trợ, các nguồn lực và kiến thức cần thiết cho việc thực hiện, cải tiến và duy trì khung quản trị đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư.
Các yếu tố cần xem xét trong quá trình xây dựng, thực hiện và duy trì khung quản trị đối với các dự án, chương trình và danh mục đầu tư có thể bao gồm:
- Khung quản trị hiện tại của tổ chức và bối cảnh pháp lý của các bên liên quan;
- Cách thức xác định và phân bổ vai trò, trách nhiệm quản lý và vai trò, trách nhiệm quản trị;
- Sự sẵn sàng của mọi người trong tổ chức để hiểu và hỗ trợ các nguyên tắc và giá trị của tổ chức, và đóng góp vào việc quản trị của tổ chức;
- Nhu cầu tiềm ẩn đối với việc đánh giá hoặc rà soát, hoặc các cổng ra quyết định độc lập hoặc tự quản;
- Sự cải tiến và duy trì liên tục khung quản trị cần phải là một phần tích hợp của khung quản trị của tổ chức.
Khi khung quản trị này đã được thiết lập, cần xác định và giải quyết các yêu cầu đơn nhất đối với từng quy tắc.
Khái quát về quản trị dự án như thế nào?
Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11868:2017 có nêu rõ khái quát về quản trị dự án như sau:
Việc quản trị các dự án cần được hỗ trợ bởi các quá trình, thủ tục và tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu quản trị.
Quản trị các dự án cần được gắn kết với quản trị tổ chức và, nếu thích hợp, quản trị các chương trình và danh mục đầu tư. Một dự án có thể liên quan đến nhiều tổ chức và các tổ chức này có thể yêu cầu khung quản trị cụ thể riêng biệt, đồng thời cần xem xét đến việc quản trị của các tổ chức có liên quan.
Ngoài các hướng dẫn về việc quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư được liệt kê trong 5.4, các nội dung trong 6.2 đến 6.4 mô tả quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể quản trị dự án, các hướng dẫn và khuôn khổ cho việc thiết lập và duy trì quản trị đối với từng dự án. Những yếu tố này cần được xem xét cùng với các hướng dẫn về việc quản trị các chương trình và danh mục đầu tư, khi thích hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?