Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 yêu cầu về việc thi công bảo quản di tích được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 quy định chung về hoạt động thi công bảo quản, phục hồi di tích?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 yêu cầu quy định chung về các hoạt động thi công bảo quản, phục hồi di tích như sau:
- Quy trình kỹ thuật truyền thống áp dụng vào thi công tu bổ phục hồi di tích là quy trình kỹ thuật đã được sử dụng để xây dựng công trình đó trong quá khứ.
- Kỹ thuật gia công phục chế là kỹ thuật đã được sử dụng xây dựng di tích, hoặc kỹ thuật truyền thống địa phương. Nếu vì điều kiện không thể hoàn toàn dùng kỹ thuật truyền thống thì dùng kỹ thuật hiện đại ở giai đoạn gia công sơ chế (làm thô) nhưng công tác hoàn thiện hoàn toàn sử dụng kỹ thuật truyền thống. Ngoài ra, mỗi loại cấu kiện có một số (tối thiểu là 1 đại diện) được phục chế hoàn toàn theo kỹ thuật truyền thống.
- Nguồn nhân lực kỹ thuật thi công bao gồm nghệ nhân, thợ bậc cao, chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về gỗ, kết cấu gỗ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gỗ và phù hợp với công việc của công trình. Cán bộ kỹ thuật tham gia thi công cần có đủ năng lực chuyên môn và phù hợp với công trình.
- Toàn bộ công trình trong suốt thời gian thi công được bao che bằng kết cấu vững chắc nhằm: che mưa, nắng cho gỗ, đảm bảo điều kiện vi khí hậu bên trong thích hợp cho một số công tác như: hạ giải, gia công, lắp dựng, lợp mái, bảo quản, sơn thếp truyền thống..., thực hiện chức năng dàn giáo, sàn công tác, và bảo vệ di tích khỏi các tác động bất lợi bên ngoài như: gió bão, sét, nước lụt v.v.
- Công trường thi công tại di tích, cũng như các xưởng gia công cấu kiện gỗ, xưởng - kho lưu giữ và bảo quản gỗ bố trí tại nơi khác ngoài di tích được đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, chống sét, chống bão lụt.
- Công tác gia cố, gia cường di tích chống bão, lụt, chống nồm được tiến hành theo thiết kế nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến kiến trúc và hoạt động chức năng của di tích.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 yêu cầu về việc thi công bảo quản di tích như thế nào? (Hình từ Intermet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 yêu cầu về việc thi công bảo quản di tích như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 quy định về việc thi công bảo quản di tích như sau:
- Cấu kiện gỗ được bảo quản theo các hình thức: vệ sinh, chống mối và côn trùng khác hại gỗ khác, chống nấm, chống ẩm, chống cháy.
- Các hóa chất, kỹ thuật dùng bảo quản không được làm ảnh hưởng tới chất lượng các thao tác kỹ thuật khác của di tích (sơn thếp, vẽ trên cấu kiện...). Kỹ thuật bảo quản gỗ không được làm thay đổi màu sắc của gỗ, không làm tích ẩm và không ảnh hưởng xấu đến tính chất cơ, lý của gỗ.
- Các cấu kiện sau khi được gia công và sau khi được bảo quản tại xưởng, nếu trong quá trình lắp dựng có thao tác cắt, gọt, bào làm mất lớp bảo quản bề mặt thì thực hiện lại công việc bảo quản tại vị trí đã bị mất lớp bảo quản đó.
Chú thích: Chú ý đặc biệt đến những vị trí tiếp xúc giữa gỗ với gạch, với vữa, với đất và giữa gỗ với gỗ; những vị trí đó được bảo quản có tính bền vững lâu dài. Ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản gỗ tiên tiến cho các chi tiết chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao. Những phương pháp bảo quản mới cần kèm theo các tài liệu xác nhận phù hợp.
- Cấu kiện, kết cấu gỗ được bảo quản theo phương pháp ướt (dùng dầu, nước...) thì sau bảo quản phải để cho khô từ từ cho đến khi đạt độ ẩm cân bằng để tránh cho gỗ khỏi cong vênh, nứt. Khi bảo quản và khi hong cần che để tránh mưa, nắng tác động trực tiếp vào gỗ.
- Các chi tiết kim loại cần được bảo quản chống rỉ theo quy định.
- Cần có biện pháp chống làm hại gỗ khi lắp vào kết cấu gỗ các chi tiết của hệ thống chống sét, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc... cho công trình.
Yêu cầu chung trong việc nghiệm thu công tác tu bổ, phục hồi như thế nào?
Tại tiêu mục 7.3.1 Mục 7.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 yêu cầu chung trong việc nghiệm thu công tác tu bổ, phục hồi như sau:
- Trong nghiệm thu, mực thước được quan tâm trước, sau đó đến chất lượng liên kết, chất lượng bảo quản, mức độ bảo toàn các yếu tố gốc, tiếp đó là kích thước gỗ. Nội dung chính của nghiệm thu: kiểm tra độ chính xác của các mực, độ khít mộng, sự chắc chắn của các liên kết, độ chính xác của vị trí, kích thước, chất lượng bảo quản mộng. Ngoài ra phải chú ý đến độ thẩm mỹ, mức hoàn thiện cấu kiện, kết cấu (so sánh với nguyên mẫu và yêu cầu thiết kế).
- Độ sai lệch kích thước trong tu bổ phục hồi cho phép và những chuẩn mực để nghiệm thu cấu kiện, kết cấu khi hệ khung được hạ giải hoàn toàn để tu bổ phải tuân theo các bảng 4 đến 19. Việc sai lệch kích thước vượt quá giá trị cho phép chỉ được chấp nhận khi có những yêu cầu đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt gắn với đặc thù của công trình di tích dẫn đến nhu cầu giữ nguyên sai lệch hoặc chỉ được điều chỉnh về một giới hạn quy định.
- Khi công trình nguyên gốc có sai số gia công lắp dựng lớn so với các Bảng 4 ÷ 19, khi chỉ sửa chữa cục bộ, không hạ giải hết khung gỗ, khi kích nâng di chuyển công trình, khi kích chuyển cấu kiện hoặc một bộ phận công trình về vị trí thiết kế được nghiệm thu theo mức độ sai lệch do thiết kế quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?