Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử thế nào đối với hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao?
Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 thế nào?
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 nêu rõ phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn này quy định các thông số cơ bản, các yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận sau được sử dụng trong hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao: Van điện từ thiết bị bổ sung nước tự động cho bể cung cấp nước chữa cháy, bơm chữa cháy, bơm dự phòng, tủ điều khiển hệ thống chữa cháy, van an toàn, van giảm áp, thùng bể chứa nước, thiết bị báo động mực nước thấp, bộ lọc nước, thiết bị hiển thị áp suất đầu phun sương áp suất cao, cuộn vòi chữa cháy, lăng phun chữa cháy.
- Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử nghiệm đối với các bộ phận sau đây thuộc hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao: bơm chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy, lăng phun chữa cháy.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử thế nào đối với hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao? (Hình từ Internet)
TCVN 13657-2:2023 đặt ra yêu cầu gì đối với tủ điều khiển hệ thống chữa cháy?
Theo tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 nêu rõ yêu cầu kỹ thuật đối với tủ điều khiển hệ thống chữa cháy như sau:
- Trực quan: Bề mặt bên ngoài của tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải bằng phẳng, màu sắc của lớp phủ phải đồng đều, đồng nhất, không có hiện tượng biến dạng và cong vênh.
- Chức năng hiển thị: Mặt tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có thiết bị hiển thị điện áp nguồn, trạng thái hoạt động và dừng bơm, âm thanh báo lỗi và đèn báo. Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy cũng phải thể hiện trạng thái của bơm diesel.
- Tính năng: Tính năng của tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải phù hợp các yêu cầu theo quy định hiện hành.
- Yêu cầu đối với tủ điều khiển
+ Yêu cầu nguồn cấp điện cho tủ điều khiển hệ thống chữa cháy
++ Nguồn điện cung cấp duy trì hoạt động của các thiết bị điều khiển trong tủ điều khiển hệ thống chữa cháy (không bao gồm nguồn động lực cung cấp cho bơm chữa cháy) cần được cấp từ 2 nguồn độc lập.
Đường cấp điện của hai nguồn điện có thể tự động hoặc điều khiển bằng tay, thời gian chuyển đổi không lớn hơn 2 s (không phải nguồn điện động lực chính cấp cho hệ thống bơm).
Khi điện áp nguồn điện xoay chiều trong phạm vi từ 187 VAC đến 242 VAC và tần số là (50 ± 1) Hz, Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải bảo đảm làm việc ổn định.
Công suất nguồn điện dự phòng của Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải đáp ứng làm việc liên tục trong 24 h trong trạng thái giám sát bình thường, trong thời gian đó thiết bị được khởi động một cách ổn định, tin cậy.Nguồn cung cấp chính và dự phòng phải có hướng dẫn cụ thể.
++ Nếu hệ thống bơm chữa cháy: bơm chính và bơm dự phòng đều là bơm điện thì nguồn động lực cung cấp cho bơm chữa cháy được cấp từ 02 nguồn độc lập (một nguồn lưới từ trạm biến áp và một nguồn máy phát điện dự phòng, hoặc được cấp từ 02 nguồn điện lưới từ 02 trạm biến áp riêng biệt và độc lập)
++ Nếu hệ thống bơm chữa cháy có bơm dự phòng sử dụng động cơ Diesel (hoặc động cơ xăng) thì bơm chữa cháy chính chạy điện chỉ cần cấp từ 01 nguồn điện lưới, nhưng bơm diesel (hoặc bơm xăng) phải đảm bảo hoạt động bình thường khí có cháy.
+ Yêu cầu chuyển đổi giữa bơm chính và bơm dự phòng: Khi bơm chữa cháy chính của hệ thống bị sự cố hoặc không đạt được công suất yêu cầu, bơm dự phòng sẽ khởi động tự động hoặc bằng tay để bổ sung công suất thiếu hụt.
+ Yêu cầu đối với vận hành khởi động: Bơm chính phải có hai chế độ khởi động: khởi động tự động và khởi động bằng tay. Khi dừng bơm phải thao tác bằng tay.
+ Chức năng báo động:
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có chức năng nhận tín hiệu báo cháy từ tủ trung tâm báo cháy và đầu báo cháy, đồng thời phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng.
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có chức năng cảnh báo sự cố riêng và cảnh báo lỗi riêng. Tín hiệu cảnh báo sự cố và cảnh báo lỗi phải khác nhau để người quản lý vận hành có thể phân biệt.
+ Chức năng điều khiển
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có chức năng tự động và bằng tay để khởi động thiết bị của hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao. Trạng thái tự động và trạng thái bằng tay phải được đánh dấu rõ ràng và có thể được chuyển đổi lẫn nhau. Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy ở trạng thái tự động hoặc bằng tay phải bảo đảm thao tác bằng tay luôn luôn có hiệu lực;
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có chức năng khởi động trễ và thời gian trễ có thể được điều chỉnh liên tục từ 0 đến 30 s. Nếu áp dụng điều chỉnh theo nút, khoảng cách giữa mỗi nút không được quá 5 s. Trong thời gian trễ, bảng điều khiển sẽ không đưa ra các tín hiệu điều khiển các thiết bị của hệ thống;
++ Khi nút "khởi động khẩn cấp" được đặt trên Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy, nút phải có các biện pháp bảo vệ để tránh sự tác động do vô ý. Khi bố trí nút "dừng khẩn cấp", nút này phải được đặt ở vị trí dễ thao tác, vận hành;
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có chức năng hiển thị tín hiệu về tình trạng phun sương áp suất cao sau khi hệ thống được kích hoạt;
++ Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy phải có các đầu nối để kết nối tín hiệu điều khiển với thiết bị bên ngoài và phải có bảo vệ nối đất và bảo vệ chống sét.
+ Ghi nhãn: Nhãn của tủ điều khiển được lắp đặt tại vị trí dễ thấy của tủ phải đánh dấu sắc nét, rõ ràng, nội dung ghi nhãn phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như sau:
++ Tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất;
++ Tên sản phẩm;
++ Chủng loại;
++ Số sản phẩm;
++ Năm sản xuất;
++ Nơi sản xuất.
TCVN 13657-2:2023 hướng dẫn phương pháp thử kiểm tra trực quan ra sao?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13657-2:2023 hướng dẫn kiểm tra trực quan như sau:
- Theo bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật có liên quan, kiểm tra trực quan hoặc sử dụng các dụng cụ đo chung để kiểm tra các thông số cơ bản như phạm vi nhiệt độ làm việc và áp suất làm việc của mẫu. Kiểm tra cấu trúc, kích thước và khí điều áp của mẫu, thể tích và đường kính của bình chứa, vật liệu của các thành phần, v.v.
- Kiểm tra trực quan nội dung và phương thức đánh dấu, xác định các Ghi nhãn.
- Kiểm tra tính đồng đều của quy trình mẫu, kiểm tra trực quan có hiện tượng lỗi gia công, lớp phủ bề mặt, hư hỏng cơ khí v.v hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?