Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013 đính chính kỹ thuật 1:2014) về vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013 đính chính kỹ thuật 1:2014) về vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm thế nào? Câu hỏi của anh T.Đ (Tây Ninh)

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 về vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm thế nào?

Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 quy định phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng vi sinh vật có thể phát triển và tạo thành khuẩn lạc trong môi trường đặc sau khi ủ hiếu khí ở 30°C. Phương pháp này áp dụng cho:

- Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi;

- Các mẫu môi trường trong khu vực sản xuất và chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Các sản phẩm chứa các vi sinh vật nhạy cảm với nhiệt chiếm ưu thế trong hệ tổng số (ví dụ: các vi sinh vật ưa lạnh trong thực phẩm đông lạnh và ướp lạnh, thực phẩm khô, các thực phẩm khác có thể chứa các vi sinh vật nhạy cảm với nhiệt).

- Các sản phẩm có chứa vi khuẩn hiếu khí bắt buộc có khả năng tạo thành tỷ lệ đáng kể trong hệ tổng số (ví dụ Pseudomonas spp.).

- Các sản phẩm có chứa các hạt nhỏ có thể rất khó phân biệt với các khuẩn lạc trong đĩa rót.

- Các sản phẩm sẫm màu làm cản trở việc nhận biết khuẩn lạc trong đĩa rót.

- Các sản phẩm được đánh giá chất lượng cần được phân biệt thông qua các loài khuẩn lạc khác nhau.

Ngoài kỹ thuật cấy đĩa bằng tay, tiêu chuẩn này cũng quy định sử dụng thiết bị cấy xoắn, phương pháp nhanh để thực hiện đếm khuẩn lạc bề mặt.

Khả năng áp dụng của tiêu chuẩn này bị hạn chế khi kiểm tra các thực phẩm lên men và thức ăn chăn nuôi các môi trường hoặc điều kiện ủ khác thích hợp hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể áp dụng cho các sản phẩm đó mặc dù không phát hiện hiệu quả các vi sinh vật chiếm ưu thế trong các sản phẩm.

Đối với một vài nền mẫu, phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này có thể cho các kết quả khác với các kết quả thu được khi sử dụng phương pháp quy định trong TCVN 4884-1 (ISO 4833-1).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013 đính chính kỹ thuật 1:2014) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 (ISO 4833-2:2013 đính chính kỹ thuật 1:2014) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 là gì?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 quy định nguyên tắc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 như sau:

- Lượng quy định của mẫu thử hoặc lượng quy định của huyền phù ban đầu trong trường hợp các sản phẩm ở dạng khác, được rót lên bề mặt môi trường nuôi cấy thạch đặc đựng trong đĩa Petri.

- Các đĩa khác được chuẩn bị trong cùng một điều kiện, sử dụng dung dịch pha loãng thập phân của mẫu thử hoặc huyền phù ban đầu.

- Các đĩa được ủ trong điều kiện hiếu khí ở 30 °C trong 72 h.

- Tính số lượng vi sinh vật trong một gam hoặc một mililit mẫu thử theo số lượng khuẩn lạc thu được trong các đĩa có chứa ít hơn 300 khuẩn lạc.

Chuẩn bị môi trường nuôi cấy và dịch pha loãng như thế nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4884-2:2015 quy định môi trường nuôi cấy và dịch pha loãng như sau:

(1) Yêu cầu chung: Chuẩn bị, sản xuất và thử hiệu năng của môi trường nuôi cấy theo TCVN 8128 (ISO 11133).

(2) Dịch pha loãng: Sử dụng dịch pha loãng quy định trong TCVN 6507 (ISO 6887) đối với sản phẩm liên quan hoặc tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra.

(3) Môi trường thạch: thạch đếm đĩa (PCA)

- Thành phần

+Sản phẩm thủy phân casein bằng enzym: 5,0g

+Chất chiết nấm men: 2,5g

+ Glucose khan (C6H12O6): 1,0g

+ Thạcha: từ 9 g đến 18g

+ Nước: 1 000ml

a Tùy thuộc vào sức đông của thạch.

Khi kiểm tra các sản phẩm sữa, bổ sung 1,0 g sữa bột gầy vào một lít môi trường nuôi cấy. Sữa bột gầy không được chứa các chất gây ức chế.

- Chuẩn bị:

+ Hòa tan các thành phần trên hoặc môi trường hoàn chỉnh khô vào nước, đun nóng nếu cần. Trộn kỹ và để yên trong vài phút.

+ Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng là 7,0 ± 0,2 ở 25 °C, sử dụng máy đo pH (6.5), nếu cần.

+ Phân phối môi trường vào các bình hoặc chai (6.9) có dung tích thích hợp. Khử trùng trong nồi hấp áp lực (6.1) ở 121 °C trong 15 min.

+ Nếu sử dụng ngay thì làm nguội môi trường trong nồi cách thủy (6.4) duy trì nhiệt độ từ 47 °C đến 50 °C trước khi sử dụng. Nếu không, để môi trường đông đặc lại trong bình hoặc chai. Trước khi sử dụng, làm tan chảy hoàn toàn môi trường trong nồi cách thủy đun sôi, rồi để nguội trong nồi cách thủy (6.4) duy trì nhiệt độ từ 47 °C đến 50 °C.

- Chuẩn bị các đĩa thạch:

+ Rót từ 15 ml đến 20 ml môi trường vào dãy các đĩa Petri vô trùng (6.6) và để cho đông đặc.

+ Các đĩa này có thể bảo quản ở nhiệt độ (5 ± 3) °C đến 4 tuần.

+ Ngay trước khi sử dụng, làm khô các đĩa thạch theo quy định trong TCVN 8128 (ISO 11133).

- Phép thử hiệu năng của môi trường nuôi cấy:

+ Yêu cầu chung: Trong tiêu chuẩn này sử dụng thạch đếm đĩa là môi trường không chọn lọc. Kiểm tra hiệu suất theo TCVN 8128 (ISO 11133).

+ Hiệu suất

++ Ủ: Nhiệt độ (30 ± 1) °C trong (72 ± 3) h

++ Chủng kiểm chứng: Escherichia coli WDCM 00013 hoặc Escherichia coli WDCM 00012a [Trung tâm Dữ liệu Thế giới về Vi sinh vật (WDCM)].

Bacillus subtillis subsp. spizizenii WDCM 00003a

Staphylococeus aureus WDCM 00032 hoặc WDCM 00034

++ Môi trường đối chứng: Thạch đậu tương trypton

++ Phương pháp kiểm chứng: Định lượng

++ Tiêu chí: Tỷ số hiệu suất (PR) ≥ 0,7

a Các chủng được sử dụng trong phòng thử nghiệm là tối thiểu. Xem Tài liệu tham khảo [2] thông tin về số lượng các chủng nuôi cấy chọn lọc và các chi tiết liên quan.

Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm
2,745 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào