Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?

Tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 quy định về yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) như sau:

(1) Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới cơ cấu hãm bảo hiểm hoạt động khi vận tốc chuyển động của cabin (đối trọng) lớn hơn vận tốc định mức trên 15% và không lớn hơn:

- 40% với vận tốc lớn hơn 0,5m/s đến l,4m/s;

- 33% với vận tốc lớn hơn l,4m/s đến 4,0m/s;

- 25% với vận tốc lớn hơn 4,0 m/s.

(2) Bộ khống chế vận tốc phải tác động tới bộ hãm bảo hiểm đối trọng hoạt động ở vận tốc chưa vượt quá 10% vận tốc tác động của bộ hãm bảo hiểm cabin.

(3) Bộ khống chế vận tốc phải có công tắc điện an toàn.

(4) Kết cấu của bộ khống chế vận tốc phải đảm bảo hoạt động với độ tin cậy cao.

(5) Để dẫn động bộ khống chế vận tốc cho phép dùng cáp thép đường kính không nhỏ hơn đĩa thép, xích thép và tổ hợp các loại dây đó.

(6) Cáp xích... của bộ khống chế vận tốc phải được kéo căng bằng thiết bị kéo căng tương ứng và phải được giữ bằng một lực không nhỏ hơn 1,25 lần lực yêu cầu tác động của cơ cấu hãm bảo hiểm, nhưng không nhỏ hơn 300N.

Thiết bị kéo căng phải có công tắc điện an toàn.

(7) Cáp hoặc xích của bộ khống chế vận tốc phải đọc tính toán với hệ số dự trữ bền không nhỏ hơn 8.

Đường kính tính đến tâm cáp của ròng rọc cáp ở bộ khống chế vận tốc phải không nhỏ hơn 25 lần đường kính danh nghĩa của cáp khi vận tốc danh nghĩa của cáp không nhỏ hơn 1,4m/s và 30 lần khi vận tốc danh nghĩa của cáp lớn hơn 1,4 m/s. Các yêu cầu này không phải đối với ròng rọc kiểm tra.

(8) Nếu thử nghiệm bộ khống chế vận tốc mà không thể cho cabin ( Đối trọng) chuyển động với vận tốc yêu cầu, thì bộ khống chế vận tốc phải được trang bị thiết bị tương ứng đảm bảo có thử thử nghiệm được với vận tốc làm việc.

(9) Bộ khống chế vận tốc trong giếng thang, trong buồng máy phải được bố trí sao cho có thể dễ dàng tiếp cận, kiểm tra và bảo dưỡng.

(10) Bộ khống chế vận tốc của thang máy có vận tốc danh nghĩa lớn hơn 2 m/s phải có chỗ cặp chì các bộ phận dùng để điều chỉnh.

Bộ khống chế vận tốc phải được gắn nhãn của cơ sở chế tạo với các nội dung sau:

- Cơ sở chế tạo;

- Số đăng kí của cơ sở chế tạo và năm chế tạo.

- Kiểu bộ khống chế vận tốc;

- Vận tốc danh nghĩa của thang máy

- Giải vận tốc tác động của bộ khống chế vận tốc;

- Đường kính cáp dẫn động (hoặc xích).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Yêu cầu đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin đối trọng ra sao?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 quy định về yêu cầu đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin đối trọng như sau:

(1) Đường di chuyển của cabin và đối trọng trong giếng thang phải được giới hạn tối thiểu bằng:

- Cữ chặn với lớp đệm đàn hồi khi vận tốc danh nghĩa từ 0,26 đến 0,7 lm/s

- Thiết bị giảm chấn tích năng lượng (thy dụ giảm chấn lò xo) khi vận tốc danh nghĩa lớn hơn 0,7 l m/s đến 1,25 m/s. Cho phép lắp cữ chặn vào giảm chấn;

- Thiết bị giảm chấn hập thụ năng lượng (thy dụ: giảm chấn thủy lực) khi vận tốc danh nghĩa lớn hơn 1,25m/s;

Gia tốc hãm khi hạ lên lớp đệm đàn hồi với vận tốc 0,8 m/s không được vượt quá 30m/s2

(2) Đối với thiết bị giảm chấn lò xo hoặc thủy lực, khi hạ cabin (đối trọng) với vận tốc bằng 115 lần vận tốc danh nghĩa, thì gia tốc hãm phải không lớn hơn 25 m/s2. Cho phép vượt giá trị đó nếu thời gian hãm không lớn hơn 0,04s.

(3) Không cho phép sử dụng các cữ chặn cứng với lớp đệm đàn hồi ở các thang máy bệnh viện.

(4) Thiết bị giảm chấn thủy lực phải có công tắc điện an toàn và bộ phận để xác định mức của chất lỏng.

(5) Pittông của thiết bị giảm chấn thủy lực sau khi cắt tải phải tự động trở về vị trí ban đầu.

(6) Cho phép sử dụng các thiết bị giảm chấn thủy lực pittông hành trình ngắn với điều kiện ở các sàn đúng cao nhất và thập nhất có bố trí các bộ hạn chế vận tốc thang máy đến 0,7 lần vận tốc định mức, hành trình của pittông loại thiết bị giảm chấn này phải không lớn hơn 33 v2 (mm) nhưng không nhỏ hơn 160 mm, trong đó v là vận tốc danh nghĩa của thang máy.

(7) Thiết bị giảm chấn lò xo và thủy lực phải được gắn nhãn của cơ sở chế tạo với các nội dung sau:

- Cơ sở chế tạo;

- Số đăng kí của cơ sở chế tạo và năm chế tạo;

- Tải tĩnh và vận tốc định mức khi hạ được tính toán cho thiết bị giảm chấn;

- Hành trình làm việc tối đĩa của pittông trong thiết bị giảm chán thủy lực;

- Loại và số lượng chất lỏng.

Yêu cầu đối với khóa tự động của cửa tầng như thế nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 quy định về yêu cầu đối với khóa tự động của cửa tầng như sau:

- Khóa tự động phải ngăn ngừa:

+ Mở cửa tầng nếu cabin không nằm ở vùng mở cửa của nó và nếu Cabin chi đi qua cửa;

+ Chuyển động của cabin nếu dù chi một cửa nào đó của cửa tầng chưa đươc đóng khóa tự động.

- Khóa tự động phải được cố định chắc chắn, có các chi tiết phòng ngừa tự tháo lỏng.

- Khóa tự động phải làm việc tin cậy kế cả khi một hoặc hai cánh cửa bị xệ xuống do mòn.

- Các chi tiết đóng của khóa tự động phải được giữ ở vị trí đóng nhờ lò xo nén, nhờ trọng lực hoặc lực hết của nam châm vĩnh cửu và không được tự quay về vị trí mở khi ngừng tác động của lực đó.

- Khóa tự động phải được cấu tạo và lắp đặt sao cho chi có nhân viên phục vụ thang máy mới có thể mở được nó từ phía ngoài cùng.

- Khóa tự động của cửa tầng phải có công tắc điện an toàn.

Bộ khống chế vận tốc cabin
Thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5866:1995 Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin đối trọng như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Thang máy chở người cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Pháp luật
Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ khống chế vận tốc cabin
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
356 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ khống chế vận tốc cabin Thang máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ khống chế vận tốc cabin Xem toàn bộ văn bản về Thang máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào