Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1 ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 về khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1 ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015) có phạm vi áp dụng ra sao?
- Quy định chung về điều kiện thử nghiệm của áptômát theo TCVN 6434-1:2018 như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 về khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1 ra sao?
TCVN 6434-1:2018 thay thế TCVN 6434-1:2008;
TCVN 6434-1:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60898-1:2015;
TCVN 6434-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 6434 (IEC 60898), Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự, đã có các phần sau:
- TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015), Phần 1: Áptômát dùng cho điện xoay chiều;
- TCVN 6434-2:2018 (IEC 60898-2:2016), Phần 2: Áptômát dùng cho điện xoay chiều và một chiều.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015) về khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1 ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015) có phạm vi áp dụng ra sao?
(1) TCVN 6434-1:2018 áp dụng cho áptômát đóng cắt trong không khí làm việc với điện xoay chiều ở tần số 50 Hz, 60 Hz hoặc 50/60 Hz, điện áp danh định không vượt quá 440 V (giữa các pha), dòng điện danh định không vượt quá 125 A và khả năng ngắn mạch danh định không vượt quá 25 000 A.
Trong chừng mực nhất định, tiêu chuẩn này cũng phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN 6592-2 (IEC 60947-2).
Các áptômát này nhằm mục đích bảo vệ quá dòng cho các hệ thống đi dây trong tòa nhà và các ứng dụng tương tự; chúng được thiết kế để những người không được huấn luyện cũng sử dụng được và không yêu cầu phải bảo dưỡng.
Các áptômát này cũng được sử dụng trong các môi trường có nhiễm bẩn độ 2.
Chúng cũng thích hợp để cách ly.
Các áptômát trong tiêu chuẩn này, ngoại trừ các áptômát có điện áp danh định là 120 V hoặc 120/240 V (xem Bảng 1), thích hợp để sử dụng trong các hệ thống IT.
(2) TCVN 6434-1:2018 cũng áp dụng cho áptômát có nhiều dòng điện danh định, với điều kiện là phương tiện để chuyển đổi từ một giá trị danh định rời rạc sang một giá trị khác là không thể tiếp cận được trong hoạt động bình thường và không thể thay đổi giá trị danh định đó mà không sử dụng dụng cụ.
(3) TCVN 6434-1:2018 không áp dụng cho:
- áptômát bảo vệ động cơ;
- áptômát mà người sử dụng có thể điều chỉnh được giá trị đặt dòng điện.
Đối với những áptômát có cấp bảo vệ cao hơn IP20 theo TCVN 4255 (IEC 60529), để sử dụng ở những nơi mà điều kiện môi trường thường xuyên khắc nghiệt (ví dụ độ ẩm, nóng hoặc lạnh quá mức hoặc có đọng bụi) và ở những nơi có nguy hiểm (ví dụ nơi có nhiều khả năng xảy ra nổ) có thể yêu cầu các kết cấu đặc biệt.
Yêu cầu đối với các áptômát dùng cho điện xoay chiều và một chiều được nêu trong IEC 60898-2.
Yêu cầu đối với áptômát có lắp cơ cấu cắt dòng dư được nêu trong các tiêu chuẩn TCVN 6951-1 (IEC 61009-1), IEC 61009-2-1 và IEC 61009-2-2.
Hướng dẫn phối hợp trong điều kiện ngắn mạch giữa áptômát với các thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác (SCPD) được nêu trong Phụ lục D. Đối với các điều kiện quá áp khắc nghiệt hơn, cần sử dụng các áptômát đáp ứng các tiêu chuẩn khác (ví dụ TCVN 6592-2 (IEC 60947-2)).
Đối với môi trường có độ nhiễm bẩn cao hơn, cần sử dụng vỏ bọc có cấp bảo vệ thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Áptômát thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này cũng có thể sử dụng để bảo vệ chống điện giật, trong trường hợp sự cố, tùy thuộc vào đặc tính tác động của chúng và các đặc tính của hệ thống. Tiêu chí áp dụng đối với các mục đích này được đề cập bởi các quy tắc lắp đặt hệ thống.
Tiêu chuẩn này nêu tất cả các yêu cầu cần thiết để đảm bảo sự phù hợp với các đặc tính hoạt động được quy định đối với các thiết bị này bằng các thử nghiệm điển hình.
Tiêu chuẩn cũng nêu các chi tiết liên quan đến yêu cầu thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm cần thiết để đảm bảo khả năng tái lập của các kết quả thử nghiệm.
TCVN 6434-1:2018 nêu:
(1) các đặc tính của áptômát;
(2) điều kiện mà áptômát phải đáp ứng, liên quan đến:
- làm việc của áptômát và đặc tính của nó trong vận hành bình thường;
- làm việc của áptômát và đặc tính của nó trong trường hợp quá tải;
- làm việc của áptômát và đặc tính của nó trong trường hợp ngắn mạch đạt đến khả năng ngắn mạch danh định của nó;
- đặc tính điện môi của áptômát;
(3) thử nghiệm nhằm xác nhận rằng các điều kiện này đã được đáp ứng và các phương pháp được chấp nhận để thử nghiệm;
(4) các dữ liệu cần ghi trên áptômát;
(5) các trình tự thử nghiệm cần thực hiện và số lượng mẫu thử cần nộp cho mục đích chứng nhận (xem Phụ lục C);
(6) phối hợp trong điều kiện ngắn mạch với thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác (SCPD) được lắp trong cùng một mạch điện (xem Phụ lục D);
(7) thử nghiệm thường xuyên cần thực hiện trên từng áptômát để phát hiện ra những biến đổi không chấp nhận được của vật liệu hoặc chế tạo, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến an toàn (xem Phụ lục I).
Quy định chung về điều kiện thử nghiệm của áptômát theo TCVN 6434-1:2018 như thế nào?
Tại TCVN 6434-1:2018 có những quy định chung về điều kiện thử nghiệm của áptômát như sau:
Áptômát phải được thử nghiệm trong không khí lưu thông tự nhiên phù hợp với 9.12.9.2, trừ khi chúng được thiết kế để chỉ sử dụng trong hộp được nhà chế tạo quy định hoặc chỉ dùng trong các hộp riêng biệt, trong những trường hợp đó chúng phải được thử nghiệm phù hợp với 9.12.9.3 hoặc theo thỏa thuận với nhà chế tạo phù hợp với 9.12.9.2.
CHÚ THÍCH: Hộp riêng biệt là hộp được thiết kế chỉ vừa cho một thiết bị.
Áptômát phải được thao tác bằng tay hoặc bằng một thiết bị thử nghiệm, càng giống như thao tác đóng bình thường càng tốt.
Cần thận trọng để:
- thiết bị thử nghiệm không làm hỏng áptômát trong khi thử nghiệm;
- sự chuyển động tự do của phương tiện thao tác của áptômát trong khi thử nghiệm không bị cản trở
- vận tốc của phương tiện thao tác của thiết bị thử nghiệm không bị ảnh hưởng quá mức bởi phương tiện thao tác của áptômát trong khi thử nghiệm.
Theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong trường hợp áptômát thao tác bằng tay phụ thuộc, áptômát phải được thao tác với vận tốc thao tác là 0,1 m/s ± 25 % trong quá trình khởi động, vận tốc này được đo ở vị trí và khi phương tiện thao tác của thiết bị thử nghiệm vừa chạm tới phương tiện thao tác của áptômát cần thử nghiệm. Đối với núm xoay, vận tốc góc phải phù hợp với điều kiện trên, quy về vận tốc (ở các đầu mút) của phương tiện thao tác áptômát trong khi thử nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?