Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) yêu cầu về thiết bị báo động cháy qua thị giác ra sao?
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) yêu cầu về thiết bị báo động cháy qua thị giác ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21, Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, về phạm vi áp dụng đối với TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) thì:
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu, các phương pháp thử và các tiêu chí tính năng đối với thiết bị báo động qua thị giác trong một hệ thống lắp đặt cố định để phát ra tín hiệu cảnh báo trông thấy được về một đám cháy nằm trong nằm giữa hệ thống phát hiện và báo động cháy với những người ở bên trong hoặc xung quanh tòa nhà.
Tiêu chuẩn này quy định về thiết bị báo động qua thị giác cho ba dạng môi trường áp dụng.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị báo động qua thị giác dạng xung hoặc lóe sáng, ví dụ như đèn nhấp nháy xenon hoặc đèn nhấp nháy dạng quay. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các thiết bị có mức phát sáng dưới dạng liên tục.
Tiêu chuẩn này không nhằm áp dụng cho các đèn chỉ báo, ví dụ như trên các đầu phát hiện hoặc trên các thiết bị kiểm soát và chỉ báo.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) yêu cầu về thiết bị báo động cháy qua thị giác ra sao?
Hệ thống báo cháy theo TCVN 7568 gồm những gì?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) về Hệ thống báo cháy, tại Lời nói đầu có giới thiệu Bộ TCVN 7568 (ISO 7240), Hệ thống báo cháy bao gồm các phần sau:
- Phần 1: Quy định chung và định nghĩa.
- Phần 2: Trung tâm báo cháy.
- Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh.
- Phần 4: Thiết bị cấp nguồn.
- Phần 5 : Đầu báo cháy nhiệt kiểu điểm.
- Phần 6: Đầu báo cháy khi cacbon monoxit dùng pin điện hóa.
- Phần 7: Đầu báo cháy khói kiểu điểm sử dụng ánh sáng, ánh sáng tán xạ hoặc ion hóa.
- Phần 8: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến cacbon monoxit kết hợp với cảm biến nhiệt.
- Phần 9: Đám cháy thử nghiệm cho các đầu báo cháy.
- Phần 10: Đầu báo cháy lửa kiểu điểm.
- Phần 11: Hộp nút ấn báo cháy.
- Phần 12: Đầu báo cháy khói kiểu đường truyền sử dụng chùm tia chiếu quang học.
- Phần 13: Đánh giá tính tương thích của các bộ phận trong hệ thống.
- Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung quanh tòa nhà.
- Phần 15: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến khói và cảm biến nhiệt.
- Phần 16: Thiết bị điều khiển và hiển thị của hệ thống âm thanh.
- Phần 17: Thiết bị cách ly ngắn mạch.
- Phần 18: Thiết bị vào/ra.
- Phần 19: Thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng các hệ thống âm thanh dùng cho tình huống khẩn cấp.
- Phần 20: Bộ phát hiện khói công nghệ hút.
- Phần 21: Thiết bị định tuyến.
- Phần 22: Thiết bị phát hiện khói dùng trong các đường ống.
- Phần 23: Thiết bị báo động qua thị giác.
ISO 7240, Fire detection and alarm systems (Hệ thống báo cháy) còn có phần sau:
- Part 24: Sound-system loudspeakers (Loa hệ thống âm thanh).
- Part 25: Components using radio transmission paths (Bộ phận sử dụng đường truyền radio)
- Part 27: Point-type fire detectors using a scattered-light, transmitted-light or ionization smoke sensor, an electrochemical-cell carbon-monoxide sensor and a heat sensor (Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng ánh sáng tán xạ, ánh sáng truyền qua hoặc cảm biến khói ion hóa và cảm biến khí cac bon monoxit pin điện hóa và cảm biến nhiệt).
- Part 28: Fire protection control equipment (Thiết bị kiểm soát chữa cháy).
Quy định chung về dữ liệu thông tin đối với thiết bị báo động cháy qua thị giác như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.10.2 Mục 4.10 TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) quy định chung về dữ liệu thông tin đối với thiết bị báo động qua thị giác như sau:
Các thông tin theo yêu cầu trong dán nhãn cùng những thông tin dưới đây phải được cung cấp theo Thiết bị hoặc phải được cung cấp trong một bản thông số hoặc sổ tay kỹ thuật được chỉ định ở trên hoặc cùng từng thiết bị:
(1) Mức điện thế nguồn cấp hoặc dải điện thế (a.c, hoặc d.c.);
(2) Công suất và dòng điện tiêu thụ;
(3) Dải tần số của nguồn, nếu cần;
(4) Các đặc trưng về không gian bao:
- Đối với các thiết bị nhóm C, thông tin cung cấp phải chỉ hoặc nêu rõ:
+ Chiều cao lớn nhất cho phép của thiết bị tính từ cao độ mặt sàn lên, đo bằng mét, có nghĩa là thông số x trong quy định về nhóm như mô tả trong 4.2.2,
+ Thể tích hình trụ có trục trung tâm kéo dài từ thiết bị thẳng đứng xuống dưới,
+ Đường kính của thể tích hình trụ nêu trên, đo bằng mét, có nghĩa là thông số y trong quy định về nhóm như mô tả trong 4.2.2;
- Đối với các thiết bị nhóm W, thông tin cung cấp phải chỉ hoặc nêu rõ:
+ Hướng lắp đặt đúng của thiết bị,
+ Đặc điểm của thiết bị được sử dụng để đóng thiết bị theo hướng đã cho trong 4.10.2 d 2) i)
+ Chiều cao lắp đặt lớn nhất cho phép của thiết bị, đo bằng mét, có nghĩa là thông số x trong quy định về nhóm như mô tả trong 4.2.2,
+ Thể tích khối lập phương có cạnh thẳng đứng bằng với chiều cao lắp đặt thiết bị và với Thiết bị nằm ở điểm giữa của một cạnh trên đỉnh,
+ Chiều dài của hai cạnh còn lại của khối lập phương, đo bằng mét, có nghĩa là thông số y trong quy định về nhóm như mô tả trong 4.2.2;
- Đối với các thiết bị nhóm O, thông tin cung cấp phải chỉ hoặc nêu rõ:
+ Khuyến cáo vị trí lắp đặt của thiết bị,
+ Mọi yêu cầu cụ thể về lắp đặt thiết bị theo một hướng nhất định, và cách xác định hướng này trên thiết bị.
+ Mọi giới hạn về chiều cao lắp đặt lớn nhất và nhỏ nhất cho phép,
+ Dạng hình khối, các kích thước của nó và mối tương quan với vị trí của thiết bị;
+ Hình thức phát sáng và tần số nhấp nháy;
+ Mã IP theo TCVN 4255 (IEC 60529);
+ Mọi thông tin khác cần thiết để cho phép lắp đặt, vận hành và bảo trì thiết bị được đúng cách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?